Bạn đang theo dõi bài viết Đạo đức kinh doanh là gì? Vai trò đạo đức trong kinh doanh tại Sổ Tay Tuyển Sinh Bạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Đạo đức kinh doanh đóng một vai trò to lớn trong cách nhân viên, khách hàng, đối tác nhìn nhận doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh không chỉ là quy tắc đạo đức đúng sai, đây còn là nền tảng để dung hòa những hành vi hợp pháp của tổ chức cùng với việc duy trì lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Mỗi công ty có thể thực hiện những hành vi đạo đức kinh doanh theo nhiều cách khác nhau.
Đạo đức kinh doanh là gì?
Đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức dựa trên các nguyên tắc như tôn trọng, công bằng, minh bạch,… nhằm mục đích hướng dẫn, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh cũng là cách mà doanh nghiệp tương tác với khách hàng, với các doanh nghiệp khác và chính phủ, cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên hay đối phó với dư luận tiêu cực.
Đạo đức kinh doanh không phải là một khái niệm mơ hồ, đây là phạm trù đạo đức được vận dụng vào các hoạt động kinh doanh, gắn liền với lợi ích kinh doanh và ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp.
Ví dụ về đạo đức kinh doanh
- Ưu tiên khách hàng
- Bình đẳng nhân sự nơi làm việc
- Tình nguyện
- Nhận thức về môi trường
Ưu tiên khách hàng
Một cách để doanh nghiệp thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng của mình là ưu tiên các nhu cầu của họ, cung cấp cho khách hàng những giải pháp tốt nhất và giá trị nhất.
Bình đẳng nhân sự nơi làm việc
Bình đẳng nơi làm việc được hiểu là sử dụng các phương thức tuyển dụng mang lại cơ hội bình đẳng cho những người thuộc nhóm dân tộc, giới tính và địa vị xã hội khác nhau.
Sử dụng nhiều con người, nhiều màu sắc dân tộc, giới tính cũng mang lại cho doanh nghiệp các cơ hội mới từ những quan điểm khác nhau. Điều này cũng chứng tỏ công ty tôn trọng, bình đẳng và đối xử công bằng với tất cả mọi người.
Tình nguyện
Tổ chức những đợt tình nguyện như nấu ăn, sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp sau thảm họa thiên nhiên,… hoặc đào tạo kỹ năng tại trung tâm cộng đồng tại địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động. Những chương trình này không chỉ giúp đỡ những người có nhu cầu mà còn giúp phát triển sự tôn trọng và tin tưởng của doanh nghiệp trong cộng đồng.
Nhận thức về môi trường
Nhiều doanh nghiệp có mối quan tâm sâu sắc về vấn đề môi trường, ví dụ như giảm chất thải hay làm sạch môi trường tại nơi doanh nghiệp hoạt động.
Các doanh nghiệp có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề này, ví dụ như giảm di chuyển bằng đường hàng không, sử dụng công nghệ để tổ chức hội nghị từ xa. Các doanh nghiệp cũng có thể thúc đẩy tái chế trong văn phòng bằng cách cung cấp các thùng phân loại để thu gom chất thải có thể tái chế.
Ví dụ về phi đạo đức kinh doanh
- Sử dụng lao động trẻ em
- Lạm dụng thời gian của công ty
- Môi trường làm việc thù địch, cạnh tranh quá mức
- Quảng cáo sai sự thật
Sử dụng lao động trẻ em
Ước tính từ Điều tra quốc gia lần thứ 2 về lao động trẻ em tại Việt Nam, hơn 1 triệu trẻ em trong độ tuổi 5 – 17 tuổi tham gia lao động, chiếm 5,4% dân số trẻ em trong độ tuổi này.
Sử dụng lao động trẻ em là hành vi phi đạo đức đáng lên án trong xã hội hiện nay, việc này gây tổn hại nghiêm trọng cả về vật chất lẫn tinh thần, thậm chí là đánh đổi cả sinh mạng của trẻ.
Đây cũng chính là nguyên nhân mà trẻ em không được đến trường, được chăm sóc sức khoẻ và hưởng các quyền hạn cơ bản, đe dọa đến một phần thế hệ trẻ tương lai.
Lạm dụng thời gian của công ty
Nhiều nhân viên hiện nay đang lạm dụng thời gian của doanh nghiệp bằng nhiều cách khác nhau như chơi game, dùng mạng xã hội trong giờ làm việc, nghỉ trưa kéo dài…
Việc này được xem là hành vi phi đạo đức vì nhân viên đang được doanh nghiệp trả lương, hưởng những chế độ đãi ngộ nhưng lại không thực sự cống hiến cho tổ chức của mình.
Môi trường làm việc thù địch, cạnh tranh quá mức
Một môi trường làm việc cạnh tranh sẽ thúc đẩy năng suất và thành tích của từng cá nhân. Tuy nhiên, nếu cạnh tranh quá mức hoặc không lành mạnh sẽ tạo áp lực lớn cho nhân viên, khiến họ có thể thực hiện những hành vi phi đạo đức như mưu mô phá hoại những người có chí thăng tiến trong công việc, xu hướng nịnh bợ, bè phái…
Quảng cáo sai sự thật
Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ sai sự thật hoặc khuếch đại tính năng sản phẩm để thúc đẩy người dùng mua hàng cũng là một hành vi phi đạo đức kinh doanh.
Đặc biệt là ngày nay, khi hàng triệu người sử dụng mạng xã hội như Facebook, Tiktok… mỗi ngày, thì đây chính là mảnh đất màu mỡ để các công ty quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, đã có rất nhiều người mua phải hàng dởm, hàng không đúng như trong hình hay trên quảng cáo khi mua hàng online.
Phân loại đạo đức kinh doanh
Trách nhiệm cá nhân
Trách nhiệm cá nhân đòi hỏi tất cả các thành viên trong tổ chức, dù ở cấp bậc nào cũng cần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, báo cáo công việc đầy đủ và luôn trung thực tại nơi làm việc. Đồng thời, nhân viên cũng nên biết nhận lỗi nếu gặp sai phạm và cố gắng sửa chữa.
Trách nhiệm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tôn trọng lợi ích của tất cả các bên liên quan đến tổ chức, chịu trách nhiệm với nhân viên, đối tác, khách hàng. Những lợi ích này có thể là việc hoàn thành hợp đồng, lời hứa, cam kết hay nghĩa vụ pháp lý nào đó.
Trách nhiệm xã hội
Ngoài nhân viên, khách hàng, đối tác, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng nơi công ty được đặt trụ sở. Các doanh nghiệp cần hướng tới việc bảo vệ môi trường, tổ chức thiện nguyện, đầu tư tài chính, đồng thờ áp dụng mọi biện pháp an toàn để giảm thiểu chất thải, xây dựng một môi trường lành mạnh, trong sạch.
Nguyên tắc đạo đức kinh doanh
- Lãnh đạo, quản lý
- Tôn trọng
- Trung thực
- Công bằng
- Mối quan tâm về môi trường
- Minh bạch
Lãnh đạo, quản lý
Sự lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ của các nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên từ mọi cấp bậc có thể áp dụng các nguyên tắc đạo đức kinh doanh. Nhờ đó, tạo ra một môi trường uy tín, dễ dàng thu hút và giữ chân nhân tài. Đồng thời, lãnh đạo tốt sẽ giúp cho môi trường làm việc lành mạnh hơn, nhân viên có được cảm giác an toàn để cống hiến và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Tôn trọng
Để thúc đẩy những hành vi đạo đức và một môi trường lành mạnh tại nơi làm việc, mọi người đều cần được tôn trọng và đối đãi bình đẳng với nhau.
- Đối với nhân viên: Cần tôn trọng những quyền lợi chính đáng, tôn trọng năng lực, tiềm năng phát triển của nhân viên, đồng thời tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác của họ.
- Đối với khách hàng: Cần tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí của họ.
- Đối với đối thủ cạnh tranh: Tôn trọng lợi ích và cạnh tranh lành mạnh.
Trung thực
Sự thiếu sót hay phóng đại về sản phẩm, dịch vụ sẽ không giúp doanh nghiệp tồn tại bền vững và cạnh tranh với thị trường. Do đó, nguyên tắc trung thực chính là chìa khóa để doanh nghiệp thực hiện các hành vi đạo đức trong kinh doanh:
- Nhất quán trong lời nói, lời cam kết và hành động
- Không dùng thủ đoạn gian xảo nhằm trục lợi.
- Không sản xuất hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo phóng đại sản phẩm, sử dụng sản phẩm vi phạm bản quyền, bán phá giá…
- Không trốn thuế, chạy thuế hay sản xuất những mặt hàng cấm, thực hiện các dịch vụ làm xấu thuần phong mỹ tục của đất nước.
Công bằng
Đối xử với khách hàng, nhân viên, đối tác với sự công bằng, bình đẳng là hành vi đạo đức cần thiết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào. Các hành vi nịnh bợ, lôi kéo không chỉ là phi đạo đức mà còn vô nghĩa.
Mối quan tâm về môi trường
Thế giới ngày càng phát triển, các công trình, nhà máy hay xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra một lượng lớn khí thải, chất thải nguy hại, khiến môi trường bị đe dọa nghiêm trọng.
Do đó, việc nhận thức và thực hiện những hành động bảo vệ môi trường của mỗi doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Việc này đòi hỏi tất cả mọi thành viên trong tổ chức đều phải thực hiện bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất, cùng suy nghĩ về những giải pháp giảm thiểu chất thải hay chung tay thực hiện các chương trình tình nguyện vì môi trường.
Minh bạch
Nguyên tắc minh bạch trong kinh doanh là một điều tuyệt vời để khách hàng, nhà đầu tư, đối tác hay nhân viên có thể tin tưởng và có cảm giác an toàn về doanh nghiệp. Đây là quá trình cởi mở, thẳng thắn về các hoạt động vận hành, kinh doanh của tổ chức.
Một doanh nghiệp có tính minh bạch sẽ chia sẻ các thông tin về hiệu suất, doanh thu, các chương trình khuyến mại, các quy trình nội bộ, nguồn cung ứng, giá cả và các giá trị kinh doanh khác của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi có những vấn đề sai sót hay tình huống không mong muốn xảy ra, doanh nghiệp sẽ không cố gắng che giấu hay lấp liếm cho qua. Thay vào đó, đại diện tổ chức sẽ đứng ra công khai và có những biện pháp khắc phục cho các bên liên quan như nhân viên, đối tác, khách hàng…
Vai trò của đạo đức kinh doanh
Vai trò của đạo đức kinh doanh không chỉ nâng cao lòng trung thành, tinh thần cống hiến của nhân viên và gắn kết đội ngũ quản lý. Đạo đức kinh doanh còn có thể giúp một doanh nghiệp trường tồn về lâu dài.
- Điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp: Kiểm soát hành vi của doanh nghiệp, ngăn chặn tổ chức làm việc trái với những chuẩn mực đạo đức chung.
- Nâng cao thương hiệu doanh nghiệp: Một tổ chức hoạt động với đạo đức kinh doanh sẽ giúp họ tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng và các đối tác. Trên thực tế, khách hàng thường chỉ muốn tìm đến những đối tác uy tín, minh bạch để hợp tác lâu dài.
- Góp phần mang đến xã hội văn minh: Khi tổ chức áp dụng các quy tắc đạo đức kinh doanh, các tệ nạn như sử dụng lao động trẻ em, quấy rối tình dục nhân viên, cạnh tranh quá mức nơi làm việc… sẽ được loại bỏ.
- Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc nhóm: Đạo đức kinh doanh giúp các nhân viên sớm cởi mở và hòa nhập với nhau nhanh hơn, nhờ đó năng suất làm việc nhóm được nâng cao. Đồng thời giúp nhân viên nhận ra giá trị của mình phù hợp với tổ chức và có thể cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp.
- Tránh bị phạt: Đạo đức kinh doanh giúp các doanh nghiệp tránh các hành vi vi phạm pháp luật. Nhờ đó tránh các cáo buộc, bê bối hay hình phạt của pháp luật.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh giúp định hình những nguyên tắc và giá trị đạo đức mà doanh nghiệp sẽ tuân thủ và thể hiện trong mọi hoạt động, góp phần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và đáng tin cậy, tạo ra sự phát triển bền vững và thành công lâu dài cho doanh nghiệp và cộng đồng.
Phân biệt giữa đạo đức kinh doanh và pháp luật kinh doanh
Đạo đức kinh doanh và pháp luật kinh doanh là hai khái niệm khác nhau nhưng đều quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh:
Yếu tố |
Đạo đức kinh doanh |
Pháp luật kinh doanh |
Tiêu chuẩn |
Dựa trên giá trị, nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức |
Dựa trên hệ thống quy tắc và quy định pháp luật |
Mục tiêu |
Xây dựng lòng tin, uy tín và đóng góp tích cực cho xã hội |
Đảm bảo sự công bằng và duy trì trật tự trong môi trường kinh doanh |
Bản chất |
Tính tinh thần |
Tính hình thức |
Quản lý |
Tự quản lý dựa trên đạo đức và giá trị của doanh nghiệp |
Quản lý dựa trên quy tắc và quy định của pháp luật |
Trách nhiệm |
Tự thúc đẩy trách nhiệm xã hội và môi trường |
Chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hành động kinh doanh |
Tuân thủ |
Tuân thủ tùy thuộc vào đạo đức và giá trị của doanh nghiệp |
Tuân thủ là bắt buộc theo quy định của pháp luật |
Nhận thức |
Nhận thức về trách nhiệm xã hội và vai trò của doanh nghiệp trong cộng đồng |
Nhận thức về quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh |
Làm thế nào để thực hiện đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp?
Các vấn đề đạo đức trong kinh doanh ngày càng trở nên nghiêm trọng và nhức nhối. Đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp.
Một số phương pháp cụ thể như sau:
- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử, đạo đức, hướng dẫn cho nhân viên thực hiện và luôn tuân thủ các nguyên tắc đã đặt ra. Nhà quản trị cấp cao nhất trong doanh nghiệp phải là người làm gương cho nhân viên cấp dưới của mình.
- Có những hình phạt thích đáng cho những hành vi vi phạm đạo đức, nhằm răn đe và ngăn chặn kịp thời các hành vi tương tự.
- Nâng cao nhận thức và tăng cường công tác phổ biến trong việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho các cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng…
- Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp cố gắng nâng cao đạo đức kinh doanh bằng cách thực hiện những hình thức tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức kinh doanh.
- Thúc đẩy nâng cao vai trò của các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền trong việc rà soát, ngăn chặn các hành vi phi đạo đức kinh doanh.
Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động
Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo cam kết và đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên. Cụ thể, chủ thể sản xuất cần thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật, bao gồm:
-
Quyền được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động: Chủ thể sản xuất cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc.
-
Quyền được hưởng lương, thưởng tương xứng với công sức lao động: Chủ thể sản xuất cần trả lương cho người lao động đúng thời hạn, đúng quy định, đảm bảo mức lương đủ để người lao động trang trải cuộc sống và có tích lũy.
-
Quyền được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động: Chủ thể sản xuất cần tuân thủ các quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ lễ, tết của người lao động.
-
Quyền được tham gia quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp: Chủ thể sản xuất cần tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, góp phần xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển.
-
Quyền được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Chủ thể sản xuất cần tạo điều kiện cho người lao động được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của công việc.
Ngoài ra, chủ thể sản xuất cũng cần quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động. Có thể thực hiện thông qua các hoạt động như tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động, tạo môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết.
Việc tôn trọng quyền lợi của người lao động là một biểu hiện quan trọng của đạo đức kinh doanh. Nó thể hiện trách nhiệm của chủ thể sản xuất đối với người lao động, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển.
Trong một số trường hợp, nhiều doanh nghiệp cũng phải đánh đổi giữa đạo đức kinh doanh và lợi nhuận. Tuy nhiên, về lâu dài, đạo đức kinh doanh sẽ là nền tảng để một doanh nghiệp phát triển trường tồn. Bởi một khi tổ chức vướng vào những hành vi phi đạo đức, doanh nghiệp sẽ bị mất uy tín và người tiêu dùng có thể sẽ tìm tới sản phẩm của một doanh nghiệp khác.
>> Tham khảo: Top 20+ cuốn sách hay về kinh doanh nổi tiếng nên đọc
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đạo đức kinh doanh là gì? Vai trò đạo đức trong kinh doanh do Sổ Tay Tuyển Sinh sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.
Trả lời