Phòng 2404, Tòa nhà 16B Nguyễn Thái Học
Trung tâm hỗ trợ Học sinh, Sinh viên
Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp tuyển sinh 2021. Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội có bề dày lịch sử hơn 65 năm xây dựng và phát triển. Là trường đầu ngành về đào tạo họa sỹ thiết kế mỹ thuật ứng dụng. Sinh viên có điều kiện để học tập, được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, với thế giới thông qua công nghệ thông tin.
Thông tin chung:
Thông tin liên hệ:
Ngành đào tạo:
Ngành/ Chuyên ngành | Mã ngành | |
Hội họa | Hoành tráng | 7210103 |
Sơn mài | ||
Điêu khắc | 7210105 | |
Gốm | 7210107 | |
Tạo dáng Công nghiệp | ||
Thiết kế Công nghiệp | Thiết kế Trang sức | |
Trang trí Kim loại | 7210402 | |
Trang tri Dệt | ||
Thiết kế Đồ chơi | ||
Thiết kể Thủy tinh | ||
Thiết kế Đồ họa | 7210403 | |
Thiết kế Thời trang | 7210404 | |
Thiết kế Nội thất | 7580108 |
Các Khoa
Xem thêm:
———————————————————————
Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp có bề dày lịch sử 65 năm xây dựng và phát triển. Là trường đầu ngành về đào tạo họa sỹ thiết kế mỹ thuật ứng dụng.
Trong 65 năm qua, Nhà trường đã cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu thực tiễn về thiết kế sản phẩm tiêu dùng trong đời sống.
Thực tế cho thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường đều có việc làm, trong số đó, nhiều sinh viên đã thành danh trong lĩnh vực thiết kế và sáng tạo nghệ thuật.
Qua nhiều thế hệ, Nhà trường có một đội ngũ thầy cô giáo có trình độ chuyên môn và tâm huyết với nghề. Đây là lực lượng quan trọng góp phần tạo dựng thương hiệu cho Nhà trường.
Bản thân là sinh viên của Trường, rồi là cán bộ làm công tác giảng dạy nay đã hơn 30 năm, tôi tự hào về Trường của mình, một môi trường đặc biệt: đào tạo tri thức nghệ thuật và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.
Vai trò của Mỹ thuật công nghiệp rất quan trọng đối với một xã hội nhất là xã hội phát triển. Nó góp phần tăng GDP cho nền kinh tế của một quốc gia. Tại Việt Nam, Mỹ thuật công nghiệp tuy chưa có điều kiện phát triển mạnh do nền sản xuất chưa phát triển, hàng hóa trong nước chưa được quan tâm song cũng đã phần nào góp phần tạo ra mẫu mã hàng hóa, bao bì sản phẩm, thiết kế thời trang cho doanh nghiệp trong nước, các làng nghề truyền thống cũng như tạo dựng không gian nội ngoại thất cho các công trình văn hóa, công trình dân sinh…
Là trường duy nhất của cả nước đào tạo đến 13 ngành thuộc 13 lĩnh vực Thiết kế Gốm.
Đây là những ngành thiết yếu đối với nhu cầu của xã hội. Điều này đòi hỏi Nhà trường phải đặt ra một nhiệm vụ, một tầm nhìn mang tính chiến lược trong công tác đào tạo để tạo ra một đội ngũ họa sỹ thiết kế có khả năng thực thi công việc cụ thể cũng như hoạch định được chiến lược cho tương lai về thẩm mỹ sản phẩm hàng hóa.
Đất nước mở cửa, điều này tạo cơ hội thuận lợi cho sinh viên nói chung trong đó có sinh viên Mỹ thuật công nghiệp.
Sinh viên có điều kiện để học tập, được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, với thế giới thông qua công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, điều kiện học tập trong Nhà trường còn hạn chế về cơ sở vật chất như trang thiết bị phục vụ học tập về lớp học về nhà xưởng thực hành…
Mỹ thuật Công nghiệp của chúng ta được đánh giá là đi chậm hơn thế giới. Hợp tác quốc tế là cách nhanh nhất giúp chúng ta bứt phá. Xin thầy cho biết về chiến lược hợp tác quốc tế của Nhà trường.
Như tôi đã trao đổi ở phần trên, đúng là Mỹ thuật công nghiệp của ta chưa phát triển.
Hợp tác quốc tế đã nằm trong chiến lược phát triển của Nhà trường. Nhà trường đã có quan hệ hợp tác với một số nước như: Liên bang Nga, Đức, Pháp, Ý, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo, Malaixia… trong công tác đào tạo sinh viên và đội ngũ cán bộ trẻ.
Tuy nhiên kết quả chưa đạt được như mong muốn do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về kinh phí và khả năng ngoại ngữ của các ứng viên. Điều này Nhà trường sẽ có kế hoạch khắc phục trong những năm tới.
Sáng tạo nghệ thuật, kỹ năng nghề nghiệp là nhiệm vụ của sinh viên trong quá trình học tập trong Nhà trường.
Điều kiện nhà xưởng thực hành trong Trường còn hạn chế nên việc hợp tác với doanh nghiệp để sinh viên có môi trường thực hành và ứng dụng những thiết kế mới vào sản xuất là kế hoạch nằm trong chương trình đào tạo của Nhà trường.
Trong những năm qua, kế hoạch hợp tác với doanh nghiệp, với làng nghề đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong những năm tới, nhiệm vụ đặt ra đối với Nhà trường là tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp cụ thể và hiệu quả với phương châm hai bên cùng có lợi.
Ở giai đoạn nào thì Mỹ thuật công nghiệp cũng gắn liền với công nghệ. Trong giáo trình đào tạo của Nhà trường, công nghệ chiếm một phần không nhỏ. Xã hội phát triển, hàng hóa đa dạng đòi hỏi kiến thức về công nghệ cũng cần được nâng cao bởi vậy việc bổ sung kiến thức về công nghệ vào giáo trình giảng dạy là cần thiết.
Mong ước được học và làm việc không riêng trong ngành Mỹ thuật công nghiệp mà ngành nào cũng là những gì tốt đẹp nhất của các bạn trẻ. Riêng trong ngành Mỹ thuật công nghiệp, muốn thực hiện mong ước, ngoài năng khiếu thẩm mỹ, các bạn cần phải có tình yêu, nghị lực và sự đam mê nghề nghiệp.
Lịch sử cho thấy Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp luôn vận động và phát triển. 10 năm, thêm một chặng thời gian để Nhà trường tiếp tục phát triển cùng sự phát triển của đất nước. Chúng ta cùng chờ đợi và mong muốn Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp phát triển ngang tầm với các trường đại học cùng ngành trong khu vực và quốc tế.
Trích phỏng vấn Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội PGS.TS Nguyễn Xuân Nghị nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường. của Designs.vn.
Nguồn:Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp