Phòng 2404, Tòa nhà 16B Nguyễn Thái Học

Trung tâm hỗ trợ Học sinh, Sinh viên

Giới thiệu

Tin tức

Tuyển sinh

Trường Đại Học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh 2019. Tại học Bách khoa Hà Nội phát triển con người, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao tri thức, phục vụ xã hội và đất nước. Là một đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, tác động quan trọng vào phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa bình đất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Đại Học Bách khoa Hà Nội Tuyển sinh năm 2019

Thông tin chung:

  • Tên tiếng anh:Ha Noi university of science and technology
  • Mã trường:  BKA
  • Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chương trình đào tạo:

Đại học chính quy

Sau đại học

– Tiến sĩ

– Thạc sĩ

Vừa học vừa làm

Văn bằng 2

Năm 2019 tuyển sinh 07 chương trình mới:

  • Chương trình tiên tiến Hệ thống nhúng thông minh và IoT (học bằng tiếng Anh)
  • Chương trình tiên tiến Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo (học bằng tiếng Anh)
  • Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Hóa – Dược (học bằng tiếng Anh)
  • Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Thực phẩm (học bằng tiếng Anh)
  • Chương trình tiên tiến Phân tích Kinh doanh (học bằng tiếng Anh)

Công nghệ Giáo dục

Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế ngành Cơ điện tử hợp tác với ĐH Leibniz Hannover, CHLB Đức

Điểm chuẩn

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 869 2104. 0243 623 1732 – 0243 868 0898
  • Email:ccpr@hust.edu.vn
  • Website: www.hust.edu.vn

Ngành đào tạo:

1. Nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí, Cơ khí động lực, Hàng không, Chế tạo máy 

Ngành / Chương trình đào tạo Mã xét tuyển Chỉ tiêu dự kiến Các tổ hợp môn
Kỹ thuật Cơ điện tử ME1 300 A00: Toán-Lý-Hóa

 

A01: Toán-Lý-Anh

(Toán là môn chính, nhân hệ số 2)

Kỹ thuật Cơ khí ME2 500
Kỹ thuật Ô tô TE1 220
Kỹ thuật Cơ khí động lực TE2 90
Kỹ thuật Hàng không TE3 50
Chương trình tiên tiến Cơ điện tử ME-E1 80
Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Ô tô TE-E2 40

2. Nhóm ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin

Kỹ thuật Điện EE1 220 A00: Toán-Lý-Hóa

 

A01: Toán-Lý-Anh

(Toán là môn chính, nhân hệ số 2)

Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa EE2 500
Chương trình tiên tiến Điều khiển-Tự động hóa và Hệ thống điện EE-E8 80
Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông ET1 500
Chương trình tiên tiến Điện tử – Viễn thông ET-E4 40
Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Y sinh ET-E5 40
Chương trình tiên tiến Hệ thống nhúng thông minh và IoT ET-E9 40
CNTT: Khoa học Máy tính IT1 260 A00: Toán-Lý-Hóa

 

A01: Toán-Lý-Anh

(Toán là môn chính, nhân hệ số 2)

CNTT: Kỹ thuật Máy tính IT2 180
Công nghệ thông tin Việt-Nhật IT-E6 240
Công nghệ thông tin Global ICT IT-E7 120
Chương trình tiên tiến Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo IT-E10 40
Toán-Tin MI1 100
Hệ thống thông tin quản lý MI2 60

3. Nhóm ngành Kỹ thuật Hóa học, Thực phẩm, Sinh học, Môi trường

Kỹ thuật Hóa học CH1 460 A00: Toán-Lý-Hóa

 

B00: Toán-Hóa-Sinh

D07: Toán-Hóa-Anh

(Toán là môn chính, nhân hệ số 2)

Hóa học CH2 80
Kỹ thuật in CH3 30
Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Hóa dược CH-E11 30
Kỹ thuật Sinh học BF1 80
Kỹ thuật Thực phẩm BF2 200
Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Thực phẩm BF-E12 30
Kỹ thuật Môi trường EV1 120

4. Nhóm ngành Kỹ thuật Vật liệu, Kỹ thuật Nhiệt, Vật lý kỹ thuật, Kỹ thuật Dệt – May

Kỹ thuật Vật liệu MS1 220 A00: Toán-Lý-Hóa

 

A01: Toán-Lý-Anh

D07: Toán-Hóa-Anh

(Toán là môn chính, nhân hệ số 2)

Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Vật liệu (Vật liệu thông minh và Nano) MS-E3 30
Kỹ thuật Nhiệt HE1 250 A00: Toán-Lý-Hóa

 

A01: Toán-Lý-Anh

(Toán là môn chính, nhân hệ số 2)

Kỹ thuật Dệt – May TX1 200
Vật lý kỹ thuật PH1 150
Kỹ thuật hạt nhân PH2 30 A00: Toán-Lý-Hóa

 

A01: Toán-Lý-Anh

A02: Toán-Lý-Sinh

(Toán là môn chính, nhân hệ số 2)

5. Nhóm ngành Công nghệ giáo dục, Kinh tế – Quản lý, Ngôn ngữ Anh

Công nghệ giáo dục ED2 40 A00: Toán-Lý-Hóa

 

A01: Toán-Lý-Anh

D01: Toán-Văn-Anh

Kinh tế công nghiệp EM1 40
Quản lý công nghiệp EM2 100
Quản trị kinh doanh EM3 80
Kế toán EM4 60
Tài chính-Ngân hàng EM5 40
Chương trình tiên tiến Phân tích kinh doanh EM-E13 30 A00: Toán-Lý-Hóa

 

A01: Toán-Lý-Anh

(Toán là môn chính, nhân hệ số 2)

Tiếng Anh KHKT và Công nghệ FL1 150 D01: Toán-Văn-Anh (Anh là môn chính, nhân hệ số 2)
Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế FL2 60

6. Các chương trình đào tạo quốc tế (có đối tác là các trường ĐH uy tín trên thế giới)

Cơ điện tử – ĐH CN Nagaoka (Nhật Bản) ME-NUT 100 A00: Toán-Lý-Hóa

 

A01: Toán-Lý-Anh

D07: Toán-Hóa-Anh

Cơ khí-Chế tạo máy – ĐH Griffith (Úc) ME-GU 40
Cơ điện tử – ĐH Leibniz Hannover (Đức) ME-LUH 40
Điện tử-Viễn thông – ĐH Leibniz Hannover (Đức) ET-LUH 40
Công nghệ thông tin – ĐH La Trobe (Úc) IT-LTU 70
Công nghệ thông tin – ĐH Victoria Wellington (New Zealand) IT-VUW 60
Hệ thống thông tin – ĐH Grenoble (Pháp) IT-GINP 40 A00: Toán-Lý-Hóa

 

A01: Toán-Lý-Anh

D07: Toán-Hóa-Anh

D29: Toán-Lý-Pháp

Quản trị kinh doanh – ĐH Victoria Wellington (New Zealand) EM-VUW 40 A00: Toán-Lý-Hóa

 

A01: Toán-Lý-Anh

D01:Toán-Văn-Anh

D07: Toán-Hóa-Anh

Quản lý công nghiệp-Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng – ĐH Northampton (Anh) EM-NU 40
Quản trị kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ) TROY-BA 40
Khoa học máy tính – ĐH Troy (Hoa Kỳ) TROY-IT 40

———————————————————

Xem thêm:

——————————————————————-

SỨ MẠNG, TẦM NHÌN & GIÁ TRỊ CỐT LÕI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Sứ mạng

Phát triển con người, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao tri thức, phục vụ xã hội và đất nước.

Tầm nhìn

Trở thành một đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, tác động quan trọng vào phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa bình đất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Giá trị cốt lõi

  1. Chất lượng – hiệu quả:

Yếu tố cốt lõi làm nên thương hiệu Đại học Bách khoa Hà Nội là chất lượng xuất sắc gắn liền với hiệu quả tối ưu trong mọi hoạt động và trên mọi phương diện.

  1. Tận tụy – cống hiến:

Sự tận tụy và đam mê là chìa khóa cho mọi thành công; sự tận tâm và cống hiến hết mình làm nên giá trị cao quý nhất của các thế hệ cán bộ và sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

  1. Chính trực – tôn trọng:

Sự chính trực trong chuyên môn, nghiệp vụ và lối sống, cùng với sự tôn trọng nhân phẩm, tôn trọng luật pháp và quy định, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt là những chuẩn mực đạo đức cốt lõi trong môi trường đại học.

  1. Tài năng cá nhân – trí tuệ tập thể:

Mọi thành công đột phá đều bắt nguồn từ sáng tạo và tài năng cá nhân, nhưng chìa khóa đảm bảo thành công bền vững chính là sự đoàn kết và trí tuệ tập thể.

  1. Kế thừa – sáng tạo:

Động lực chính cho phát triển bền vững là đổi mới sáng tạo dựa trên tiếp thu tinh hoa tri thức của nhân loại, kế thừa những thành quả đã đạt được và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.

————————————————————–

TÓM LƯỢC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI GIAI

ĐOẠN 2017-2025

MỤC TIÊU 

  1. Phát triển thành một đại học nghiên cứu đa lĩnh vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, trong đó các đơn vị chuyên môn được tổ chức thành một số trường và khoa; viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc.
  2. Xây dựng hình mẫu thành công, phát triển bền vững của một đại học tự chủ toàn diện với mô hình quản trị tiên tiến, hệ thống tài chính vững mạnh, hạ tầng khuôn viên và cơ sở vật chất hiện đại ngang tầm khu vực.
  3. Xây dựng môi trường học thuật sáng tạo, cởi mở và quốc tế hóa; thu hút sinh viên ưu tú, học giả xuất sắc trong nước và quốc tế đến học tập, nghiên cứu và làm việc.
  4. Nâng chất lượng của tất cả các chương trình đào tạo đạt mức cao theo các tiêu chuẩn kiểm định khu vực hoặc quốc tế; đưa Trường lên nhóm đầu khu vực theo xếp hạng khả năng việc làm của người tốt nghiệp.
  5. Hình thành một trung tâm sáng tạo công nghệ xuất sắc của khu vực, thu hút mạnh tài trợ và đầu tư của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; đưa Trường lên nhóm đầu khu vực theo xếp hạng năng lực sáng tạo.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1.  Đổi mới quản trị đại học theo mô hình doanh nghiệp, thực hiện tự chủ đi đôi với trách nhiệm xã hội, coi người học là chủ thể, trung tâm của mọi hoạt động. Đào tạo và nghiên cứu trước hết phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đồng thời tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh toàn cầu; tôn trọng cơ chế thị trường nhưng không phát triển theo hướng thương mại hóa.

Định hướng hội nhập quốc tế

2. Phát triển theo định hướng hội nhập quốc tế, áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng của khu vực và quốc tế, tiếp thu chọn lọc những mô hình và kinh nghiệm thành công của các trường đại học danh tiếng trên thế giới; chú trọng nâng cao năng lực thực chất đồng thời định hướng theo các tiêu chí xếp hạng quốc tế.

3. Phát triển chú trọng chất lượng, không tăng tổng quy mô đào tạo; tập trung khai thác và phát huy những thế mạnh cốt lõi trong đào tạo chất lượng cao, đào tạo trình độ cao và nghiên cứu mũi nhọn, ưu tiên một số lĩnh vực khoa học và công nghệ có vai trò then chốt đối với nền kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0.

4. Phát triển chương trình đào tạo theo ngành rộng với các định hướng sau đại học theo lĩnh vực ứng dụng hoặc lĩnh vực nghiên cứu, trang bị kiến thức nền tảng vững chắc đồng thời chú trọng phát triển năng lực thực hành nghề nghiệp và khả năng thích ứng trong môi trường quốc tế. Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức đào tạo, ứng dụng những công nghệ giáo dục mới, thúc đẩy quá trình tự học qua nghiên cứu, sáng tạo và trải nghiệm.

5. Phát triển hài hòa và gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai; gắn kết nghiên cứu với đào tạo, sáng tạo và khởi nghiệp, thúc đẩy chuyển giao tri thức và thương mại hóa sản phẩm; chú trọng đồng thời nâng cao thành tích và phát triển tiềm lực nghiên cứu.

 NHIỆM VỤ

    1. Cải tổ bộ máy tổ chức và xây dựng mô hình quản trị tiên tiến
    2. Phát huy năng lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
    3. Xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh
    4. Xây dựng hạ tầng khuôn viên và cơ sở vật chất hiện đại
    5. Mở rộng đào tạo chất lượng cao theo định hướng quốc tế hóa
    6. Tập trung phát triển một số lĩnh vực khoa học và công nghệ then chốt
    7. Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
    8. Tăng cường hợp tác doanh nghiệp và hợp tác quốc tế
    9. Tăng cường truyền thông và phát triển thương hiệu
    10. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động hỗ trợ người học

Trích: Phần giới thiệu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

The author

Johnny Levanier
Lê Ngọc
Lê Ngọc có bằng B.A. về Viết sáng tạo và Truyền thông. Ban ngày, người ta có thể bắt gặp anh ấy làm việc tại TPHCM, đi khắp nơi, xem nhạc sống hoặc chơi trò chơi điện tử. Đến tối, anh ngủ. Twitter @lengoc91

Tags

Any comments?

Something went wrong posting the comment. Retry again

Copyright 2020 © sotaytuyensinh.vn