Bạn đang theo dõi bài viết Kế toán tài chính là gì? Vai trò, công việc và lưu ý cần biết tại Sổ Tay Tuyển Sinh Bạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Kế toán tài chính cung cấp thông tin tài chính nhất quán, rõ ràng cho các cơ quan bên ngoài và các bên liên quan như nhà đầu tư, đối tác, kiểm toán viên, cơ quan quản lý và cơ quan thuế.
Kế toán tài chính là gì?
Kế toán tài chính (Financial Accounting) là bộ phận thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích, xem xét, cung cấp dữ liệu để lập báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhằm phục vụ cho việc thể hiện hiệu quả tài chính và vị thế của công ty với các bên liên quan như các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng, nhà cung cấp.
Mục đích của kế toán tài chính là cung cấp thông tin tài chính về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp cho các đối tượng bên ngoài, như các nhà đầu tư, nhà cung cấp, các đối tác hay cơ quan quản lý nhà nước.
Vai trò của kế toán tài chính
Kế toán tài chính đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động tài chính của một doanh nghiệp. Vai trò của kế toán tài chính phải kể đến như:
-
Bằng cách phác thảo một bộ quy tắc chuẩn để lập báo cáo tài chính, kế toán tài chính tạo ra sự nhất quán giữa các kỳ báo cáo và các chi nhánh khác nhau.
-
Bằng việc đặt ra các quy tắc, yêu cầu, kế toán tài chính buộc các công ty phải công khai một số thông tin nhất định về cách thức hoạt động đang diễn ra và những rủi ro mà công ty đang gặp phải, vẽ ra một bức tranh chính xác về hiệu quả tài chính bất kể công ty đang hoạt động tốt hay kém.
-
Các báo cáo như bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bắt buộc về mặt pháp lý đối với các công ty đã đăng ký.
-
Giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin tài chính.
-
Bằng cách kiểm tra những báo cáo này, ban quản lý của công ty có thể khắc phục các vấn đề về ngân sách và lập kế hoạch kinh doanh cho tương lai.
Dưới đây là một số cá nhân hoặc tổ chức có thể tham khảo báo cáo tài chính của doanh nghiệp:
-
Nhà đầu tư: Họ sẽ xem các con số để quyết định xem doanh nghiệp có đủ hấp dẫn để đầu tư hay không.
-
Ngân hàng: Nếu một công ty muốn vay tiền, ngân hàng có thể yêu cầu một số báo cáo tài chính nhất định. Điều này sẽ cho phép công ty chứng minh rằng họ có khả năng trả lại khoản vay đúng hạn.
-
Kiểm toán viên: Nếu công ty phải chịu kiểm toán của IRS (Thuế ước tính – Internal Revenue Service), thì kiểm toán viên chính phủ sẽ bắt đầu phân tích với các báo cáo này.
-
Luật sư: Nếu có một vụ kiện hoặc hành động pháp lý khác liên quan đến thu nhập hoặc chi phí của công ty, luật sư sẽ phân tích thông tin này để làm căn cứ.
-
Nhà cung cấp: Nhà cung cấp có thể muốn xem báo cáo tài chính của công ty trước khi cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ để đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể thanh toán hóa đơn của mình.
Công việc cụ thể của kế toán tài chính
Kế toán tài chính bao gồm kế toán tổng hợp và kế toán số liệu, 2 bộ phận này thực hiện những công việc khác nhau, cụ thể:
-
Kế toán tổng hợp: Thu thập, xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp cung cấp những số liệu phản ánh tình hình sử dụng vật tư, tài sản, nguồn hình thành tài sản của công ty.
-
Kế toán chi tiết: Thu thập và xử lý thông tin cho một đối tượng cụ thể trong doanh nghiệp. Các số liệu kế toán chi tiết phải đảm bảo được tính chính xác tuyệt đối, tránh làm ảnh hưởng tiêu cực khi thực hiện tổng hợp số liệu.
Ngoài ra, kế toán tài chính cũng cần thực hiện những nhiệm vụ như:
-
Theo dõi các giao dịch tài chính của công ty, bao gồm các giao dịch mua bán, chi phí, thu nhập và các khoản phải trả
-
Giám sát các vấn đề khác như bảng lương, thuế, lập ngân sách và chi tiêu
-
Điều tra sự khác biệt liên quan đến tài chính, sai sót hoặc các vấn đề khác
-
Giải quyết hoặc đưa ra đề xuất để giải quyết mọi vấn đề tài chính phát sinh
-
Đưa ra lời khuyên cho ban quản lý về cách giảm chi phí
-
Tiến hành dự báo và phân tích rủi ro cho doanh nghiệp
-
Phối hợp làm việc với các chuyên gia tài chính khác, bao gồm kế toán, thư ký.
Kỹ năng cần có của một kế toán tài chính
Kế toán tài chính làm việc trong một lĩnh vực linh hoạt, năng động, thay đổi liên tục. Do đó, họ cần một số kỹ năng quan trọng bao gồm:
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng toán học
- Kỹ năng máy tính
Kỹ năng phân tích
Kế toán tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp dữ liệu tài chính, chuẩn bị báo cáo và đảm bảo hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Điều quan trọng là họ phải có kỹ năng phân tích thông tin một cách chính xác, nhằm phát hiện lỗi và giải quyết bất kỳ vấn đề rủi ro nào có thể xảy ra.
Kỹ năng làm việc nhóm
Bộ phận kế toán tài chính phải làm việc với nhiều bộ phận/ phòng ban trong doanh nghiệp, nhà đầu tư, đối tác và khách hàng, vì vậy điều quan trọng là họ phải có kỹ năng làm việc nhóm xuất sắc. Sự thân thiện và tích cực có thể giúp họ giải thích hiệu quả tài chính cho các bên liên quan và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Kỹ năng giao tiếp
Những người ở vai trò này cần có kỹ năng giao tiếp bằng cả văn bản và lời nói xuất sắc để biên soạn các báo cáo rõ ràng, dễ hiểu và chính xác. Điều này đặc biệt quan trọng với các tài liệu thuế và các vấn đề pháp lý khác.
Kỹ năng toán học
Kế toán tài chính có nhiệm vụ ghi chép, làm việc và trình bày các con số hàng ngày. Chính vì vậy, họ cần có khả năng tính toán để tính chi phí và các thông tin khác một cách chính xác, đảm bảo không xảy ra những sai sót, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kỹ năng máy tính
Trong thời đại chuyển đổi số như ngày nay, rất nhiều phần mềm kế toán và công cụ tính toán được sử dụng để giúp bộ phận kế toán nói chung thực hiện tác vụ của mình. Chính vì vậy, kế toán tài chính phải có kỹ năng sử dụng máy tính, các công cụ trực tuyến để quản lý tài khoản và thanh toán, như các ứng dụng ngân hàng trực tuyến, các nền tảng thanh toán điện tử.
Lưu ý cần biết về công tác của kế toán tài chính
- Bám sát những quy định của Bộ Tài chính
- Đảm bảo các nguyên tắc cơ bản
- Đúng nội dung và đúng quy định
Bám sát những quy định của Bộ Tài chính
Hiện nay, cơ sở pháp lý với công tác kế toán nói chung và kế toán tài chính nói riêng đã được đồng bộ gần như hoàn thiện. Chính vì vậy, các nhân viên kế toán doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, nắm rõ các quy định về Luật kế toán, theo nghị định của Chính phủ và thông tư của Bộ Tài chính.
Ngoài những quy định chung này, mỗi doanh nghiệp còn phải áp dụng các chế độ kế toán riêng sao cho phù hợp với loại hình doanh nghiệp.
Đảm bảo các nguyên tắc cơ bản
Tài chính doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản về tài chính & kế toán. Tài chính kế toán phải phản ánh đầy đủ các tài chính phát sinh vào sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, các số liệu kế toán, thông tin cần phản ảnh liên tục, rõ ràng, trung thực, chính xác và đúng thời hạn quy định.
Lưu ý, các thông tin, số liệu kế toán phải được phân loại, sắp xếp có hệ thống, có thể so sánh và kiểm chứng được.
Đúng nội dung và đúng quy định
Nội dung kế toán tài chính cần tập trung xác định các chứng từ kế toán, tạo, xử lý và luân chuyển các chứng từ kế toán, tổ chức xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp, tổ chức hệ thống báo cáo tài chính,…
Song song đó, kế toán tài chính cũng cần tuân thủ các quy định, đảm bảo cho công ty tránh bị xử phạt hành chính do các vấn đề liên quan đến sổ kế toán, chứng từ kế toán, trình bày báo cáo, nộp và công khai báo cáo tài chính,…
Các quy định của pháp luật trong kế toán tài chính
- Đơn vị tính trong một kỳ kế toán
- Quy định về kỳ kế toán tài chính
- Một số nguyên tắc cơ bản khi làm kế toán tài chính
Đơn vị tính trong một kỳ kế toán
Trong kế toán, đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng, ký hiệu quốc gia là “đ”, còn ký hiệu quốc tế là “VND”. Nếu doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính bằng ngoại tệ, thì cần thực hiện các quy đổi khác theo quy định pháp luật. Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động trong kế toán là đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đơn vị kế toán sẽ được làm tròn số khi lập và công khai báo cáo tài chính.
Quy định về kỳ kế toán tài chính
Kỳ kế toán được quy định theo năm, quý và tháng. Mỗi kỳ được quy định rõ về khoảng thời gian, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Cụ thể:
- Kỳ kế toán năm: 12 tháng, tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 dương lịch.
- Kỳ kế toán quý: 3 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
- Kỳ kế toán tháng: 1 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Một số nguyên tắc cơ bản khi làm kế toán tài chính
-
Giá trị tài sản, nợ cần phải trả được ghi nhận ban đầu, theo giá gốc
-
Các quy định, phương pháp kế toán phải được áp dụng nhất quán cho toàn bộ trong kỳ kế toán năm
-
Đơn vị kế toán cần thu thập, phản ánh đầy đủ, khách quan và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính có phát sinh
-
Báo cáo tài chính cần được gửi cơ quan có thẩm quyền một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác
-
Đơn vị kế toán sử dụng các phương pháp đánh giá tài sản, phân bổ khoản thu – chi một cách cẩn thận, đảm bảo không làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
Ngoài những nguyên tắc trên, còn rất nhiều nguyên tắc khác đòi hỏi những kế toán tài chính phải nắm rõ trong quá trình làm việc.
Với nhiệm vụ của kế toán tài chính, báo cáo tài chính cần được thực hiện đúng và đầy đủ cho từng tháng, từng quý và từng năm. Cụ thể:
- Báo cáo tháng: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân
- Báo cáo quý: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, tình trạng sử dụng hóa đơn
- Báo cáo năm: Báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài. Tổng hợp sổ kế toán gồm nhật ký chung, sổ cái, báo cáo công nợ.
Một số câu hỏi thường gặp về kế toán tài chính
- Học gì để làm kế toán tài chính?
- Cơ hội nghề nghiệp của kế toán tài chính?
- Thách thức của kế toán tài chính?
Học gì để làm kế toán tài chính?
Học các ngành liên quan đến kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh để trở thành một kế toán tài chính. Sinh viên nghiên cứu các lĩnh vực này có được kiến thức thấu đáo về phân tích tài chính, tổ chức kinh doanh, luật tài chính, kinh tế, ngân hàng,…
Bên cạnh đó, có thể cân nhắc theo đuổi bằng thạc sĩ về kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh, quản lý tài chính hoặc lĩnh vực liên quan. Kiếm được bằng sau đại học có thể giúp mỗi người xây dựng các kỹ năng có giá trị, mở rộng triển vọng công việc và tăng khả năng thăng tiến trong sự nghiệp.
>> Tham khảo: Top 10 chứng chỉ kế toán, kiểm toán, tài chính quốc tế quyền lực
Cơ hội nghề nghiệp của kế toán tài chính?
Với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc quản lý tài chính, kế toán tài chính được xem là một trong những nghề nghiệp tiềm năng trong thị trường lao động hiện nay.
Tuy nhiên, để trở thành một kế toán tài chính xuất sắc, mỗi người cần phải cập nhật kiến thức mới nhất, có kỹ năng làm việc với các phần mềm và công nghệ mới, đặc biệt là trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay. Ngoài ra, họ cần có khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực và đảm bảo tính chính xác của các số liệu tài chính, báo cáo tài chính.
Thách thức của kế toán tài chính?
-
Luật thuế thay đổi thường xuyên và khá phức tạp, đòi hỏi kế toán tài chính phải cập nhật kiến thức liên tục, đảm bảo tính chính xác trong quá trình đóng thuế.
-
Kế toán tài chính phải làm việc với các số liệu tài chính phức tạp từ nhiều nguồn khác nhau, họ cần đảm bảo tính chính xác và đồng bộ của các số liệu đó.
-
Phải đối mặt với các thời hạn chặt chẽ trong việc chuẩn bị báo cáo tài chính và đóng thuế, đòi hỏi họ phải làm việc với tốc độ cao và đảm bảo tính chính xác.
-
Kế toán tài chính phải đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin tài chính và các báo cáo tài chính, đồng thời phải đáp ứng các quy định, yêu cầu của cơ quan chính phủ và các tổ chức kiểm toán.
-
Kế toán tài chính thường phải làm việc với áp lực công việc cao, đặc biệt là trong các thời điểm quan trọng như cuối năm tài chính hay khi có các yêu cầu đột xuất từ khách hàng hoặc cơ quan chính phủ.
Nghề kế toán tài chính đặt ra nhiều thách thức cho người làm trong việc đảm bảo tính chính xác của các số liệu tài chính, báo cáo tài chính, đồng thời đáp ứng các quy định của pháp luật, yêu cầu của khách hàng, cơ quan chính phủ. Kế toán tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho các công ty minh bạch về hoạt động cũng như chịu trách nhiệm về hiệu suất.
>> Các vị trí kế toán phổ biến:
- Kế toán doanh nghiệp
- Kế toán quản trị
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán công nợ
- Kế toán thuế
- Kế toán kho
- Kế toán nội bộ
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế toán tài chính là gì? Vai trò, công việc và lưu ý cần biết do Sổ Tay Tuyển Sinh sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.
Để lại một bình luận