Phòng 2404, Tòa nhà 16B Nguyễn Thái Học
Trung tâm hỗ trợ Học sinh, Sinh viên
Ngay khi đất nước giành được độc lập năm 1945. Tòa án đã được thành lập để xét xử duy trì luật lệ.
Ban đầu công tác đào tạo chỉ diễn ra ngắn hạn. Cho đến 1960 trường Tư Pháp Trung ương ra đời để đào tạo cán bộ cho toàn án tối cao.
Ban đầu nhà nước có mời các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc sang để giảng dạy. Sau khi giành được độc lập năm 1975 có cử rất nhiều cán bộ sang học ở Liên Xô.
Thế hệ này đã góp phần lớn hình thành hệ thống tòa án nước ta. 1979 thành lập trường cao đẳng Tòa Án, 1982 sáp nhập với đại học Tư Pháp nay là đại học Luật Hà Nội. 1994 thành lập trường Cán bộ Toà án. 2015 đổi tên thành Học viện Tòa Án trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam
Năm 2021 trường tuyển sinh 1154 chỉ tiêu hệ đại học. Chỉ đào tạo khối ngành luật thuộc nhóm ngành III. Tuyển sinh theo hình thức xét tuyển thi THPT quốc gia.
Ngày 19/5/2020 tòa án tối cao tổ chức hai buổi xét xử phúc thẩm và tái thẩm tại Học viện Tòa án. Phiên tòa giúp các thầy trò tại học viện có được sự trải nghiệm nhiều điều bổ ích.
Theo đó có hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao. Một phiên phúc thẩm vụ án hình sự và một phiên tái thẩm vụ án hành chính.
Đây là lần đầu tiên tổ chức một phiên xử ngoài tòa án nhân dân. Ngoài tòa án nhân dân tối cao còn có 800 sinh viên, giảng viên cửa trường.
Cơ hội này đã giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tiễn ngay trong trường học. Việc xét xử theo đúng quy định trình tự của nhà nước.
Tại phiên tòa sinh viên được thấy tòa án phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân. Điều kiện khách quan, chủ quan, hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo.
Nguyên nhân, bối cảnh và các lý do dẫn tới khiếu kiện. Được chứng kiến các thẩm phán giàu kinh nghiệm nhất xét xử sẽ giúp ích nhiều cho các bạn sinh viên sau này.
Thẩm phán là chức danh cao nhất của người học trường Học viện Tòa Án. Vậy chúng ta sẽ cùng xem quá trình thăng tiến từ khi ra trường đến khi trở thành thẩm phán cao cấp của tòa án tối cao Việt Nam nhé.
Là công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc và hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN. Có phẩm chất đạo được tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
Công tác thực tiễn pháp luật:
Chính là thời gian làm thư ký tòa án. Để có thực tiễn pháp luật đo số thẩm phán có thời gian dài làm thư ký tòa án.
Hiểu rõ cũng như nắm rõ quy trình tố tụng, hành pháp. Vậy nên nếu không rơi vào trường hợp đặc biệt để làm thẩm phán trước hết phải làm việc tại vị trí thư ký tòa án.
Tóm lại để trả thành thẩm phán cử nhân luật phải trải qua quá trình công tác như sau.
B1: tham gia kỳ thi tuyển công chức ngành tòa án.
Hàng năm trên cổng thông tin điện tử tòa án nhân dân các tỉnh. Thường xuyên có thông báo tuyển công chức được đăng tải.
B2: được học nghiệp vụ thư ký tòa án.
Sau một thời giam làm việc tại tòa, người trúng tuyển kỳ thi công chức sẽ được cử đi học nghiệp vụ thư ký tòa.
B3: được bổ nhiệm làm thư ký tòa án
Sau khi học nghiệp vụ thư ký tòa và đáp ứng các kiều kiện pháp lý. Nếu như trúng tuyển được bổ nhiệm trở thành thư ký tòa án, giúp việc cho phó chánh an, chánh an, thẩm phán...
Khi được làm thư ký tòa án sẽ được tiếp xúc liên tục với các phiên tòa thu thập nhiều kinh nghiệm.
B4: Hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử
Sau khi trở thành thư ký tòa án cần tiếp tục phấn đấu để được cử đi học lớp nghiệp vụ xét xử. Đồng thời bản thân cũng phải là đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam
B5: trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn thẩm phán sơ cấp
Sau khi hoàn thành khóa học nghiệp vụ xét xử, cần vượt qua kỳ thi tuyển chọn thẩm phán sơ cấp. Khi có được quyết định bổ nhiệm thẩm phán chính thức của chủ tịch nước khi đó mới chính thức trở thành thẩm phán.
Nhìn chung để trở thành thẩm phán cần trải qua một khoảng thời gian rất dài. Đối với thẩm phán sơ cấp ít nhất cần 10 năm, thẩm phán trung cấp ít nhất 15 năm, thẩm phán cao cấp ít nhất 20 năm.
Đối với thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ít nhất là 25 năm. Vậy bạn có đủ quyết tâm để đi đến vị trí cao nhất của tòa án hay không hãy comment cho mọi người được biết.