Bạn đang theo dõi bài viết Headhunter là gì? Phân biệt Headhunter và HR tại Sổ Tay Tuyển Sinh Bạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Quá trình tuyển dụng trong thị trường lao động ngày nay sử dụng nhiều thuật ngữ và quy trình thay thế cho nhau. Chẳng hạn như Headhunter và HR đều tạo ra cùng một kết quả, nhưng chúng lại sử dụng các chiến thuật khác nhau. Khi hiểu được các sắc thái của quy trình tuyển dụng có thể giúp mỗi người định hướng tìm việc tốt hơn.
Headhunter là gì?
Headhunter là những chuyên gia kết nối mạng lưới và hiểu rõ về thị trường việc làm hiện tại, họ tìm kiếm các ứng viên tài năng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các vị trí cấp cao, khi doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm nhân sự gấp. Họ làm việc với tư cách là người làm việc tự do, được các công ty thuê làm nguồn lực của bên thứ ba.
Nói cách khác, Headhunter đóng vai trò là cầu nối giữa nhân tài và doanh nghiệp, mang đến những tiêu chuẩn nhất định về năng lực, kỹ năng, sức ảnh hưởng, đem lại nguồn nhân lực đảm bảo cho nhu cầu của doanh nghiệp. Nhờ đó giúp người tìm việc và người cần nhân lực tìm thấy nhau trong thời gian ngắn nhất.
Headhunter dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “săn đầu người”. Nghề này thường được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Chuyên viên tuyển dụng cấp cao, Người săn đầu người, Người săn chất xám,… Dịch vụ này được nhiều tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vì tính nhanh gọn và chất lượng.
Vai trò của Headhunter trong doanh nghiệp
Headhunter đóng vai trò hữu ích trong việc tìm kiếm nhân tài cho doanh nghiệp. Một số lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này phải kể đến:
- Chuyên môn thị trường
- Định hướng kết quả
- Kết quả nhanh
- Giải phóng nhân viên nhân sự
- Hiệu quả về chi phí
- Mạng lưới chuyên nghiệp
- Có lợi ở các thị trường khó tính
- Nắm bắt những người tìm việc thụ động
Chuyên môn thị trường
Headhunter là những người hiểu rõ về thị trường việc làm, với một số người chuyên về các ngành nghề nhất định. Điều này giúp họ làm việc có chuyên môn cao để tìm ra những ứng viên tốt nhất cho một vị trí cụ thể. Các doanh nghiệp thiếu thời gian và nguồn lực thường nhận ra giá trị của Headhunter và coi sự hỗ trợ của họ là một khoản đầu tư đáng giá.
Định hướng kết quả
Bởi vì các công ty Headhunter thường chỉ được trả tiền nếu những người họ tìm thấy được tuyển dụng, nên họ được thúc đẩy để mang lại những tài năng hàng đầu. Họ nhận ra tầm quan trọng của việc tìm kiếm những ứng viên phù hợp, đáp ứng mọi tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra và sẽ không lãng phí thời gian.
Kết quả nhanh
Các công ty săn đầu người dành toàn bộ thời gian để tìm kiếm ứng viên và kết nối họ với những công ty phù hợp. Cũng có thể đã có sẵn những ứng viên phù hợp với từng doanh nghiệp. Điều này đặc biệt hữu ích khi doanh nghiệp cần nhanh chóng lấp đầy một vị trí và không có thời gian hoặc nguồn lực để dành cho việc tuyển dụng.
Giải phóng nhân viên nhân sự
Thuê ngoài quy trình tuyển dụng giúp bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Nếu công ty không có một nhà tuyển dụng chuyên dụng, công việc tìm kiếm ứng viên có thể dàn trải cho các nhân viên nhân sự và khiến họ xa rời các trách nhiệm quan trọng khác. Khi sử dụng dịch vụ Headhunter, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian với kết quả nhanh chóng, đồng thời giúp nhân viên nhân sự có thời gian để thực hiện các nhiệm vụ khác.
Hiệu quả về chi phí
Trả tiền cho một công ty săn đầu người có thể tốn kém, nhưng nếu tìm được người phù hợp, đó lại là cái giá rất xứng đáng. Doanh nghiệp có thể loại bỏ công việc rất tốn thời gian là tìm kiếm ứng viên và cân nhắc để tìm những người phù hợp với nhu cầu. Quá trình này có thể mất rất nhiều thời gian. Thay vào đó, các công ty Headhunter lại biết cách săn tìm ứng viên, tuyển dụng được những người muốn gắn bó trong thời gian dài. Điều này giúp tiết kiệm được một khoản lớn chi phí tuyển dụng.
Mạng lưới chuyên nghiệp
Các công ty săn đầu người có một mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp rộng rãi. Vai trò của họ trong việc tìm kiếm các ứng viên tiềm năng với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cụ thể đã giúp họ tiếp xúc với nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Bằng cách thuê dịch vụ của một công ty Headhunter, về cơ bản, doanh nghiệp đang khai thác mạng lưới của họ để tìm kiếm vị trí mong muốn.
Có lợi ở các thị trường khó tính
Tìm ứng viên có thể khó khăn trong một số tình huống. Trong thời điểm không có nhiều ứng viên cho một vị trí cụ thể, công ty săn đầu người có thể giúp doanh nghiệp làm được điều đó. Các công ty Headhunter được xem là những chuyên gia xử lý các tình huống khó khăn trên thị trường.
Nắm bắt những người tìm việc thụ động
Các phương pháp tìm kiếm ứng viên truyền thống thường dựa vào việc người tìm việc tìm thấy ứng viên hoặc ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhân tài lại là những người tìm việc thụ động. Một công ty săn đầu người có thể xác định và kết nối doanh nghiệp với những người tìm việc thụ động mày một cách hiệu quả hơn.
Mô tả công việc của một Headhunter
-
Xây dựng, triển khai, cải tiến các chiến dịch Marketing online nhằm quảng bá thương hiệu của công ty cung cấp dịch vụ Headhunting. Để công ty được các nhà tuyển dụng biết đến rộng rãi và có thêm số lượng lớn các ứng viên tài năng.
-
Tổng hợp, phân tích những yêu cầu tuyển dụng của các khách hàng doanh nghiệp như: Tuyển vị trí nào, mô tả công việc ra sao, số lượng nhân viên cho mỗi vị trí, khu vực cần tuyển dụng, thời hạn tuyển dụng, thời gian phỏng vấn,… đồng thời đưa ra những chi phí cần thiết của dịch vụ.
-
Chủ động tiếp cận với những ứng viên tìm việc bị động, cập nhật thêm thông tin từ họ để cân nhắc bổ sung vào danh sách ứng viên tiềm năng cho các doanh nghiệp khi cần.
-
Sàng lọc, lựa chọn hồ sơ ứng viên, hẹn lịch phỏng vấn để đưa ra sự chọn lựa phù hợp theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.
-
Phỏng vấn ứng viên, báo cáo kết quả phỏng vấn và đưa danh sách các ứng viên trúng tuyển cho công ty Headhunter.
-
Khảo sát mức độ hài lòng của các doanh nghiệp, ứng viên nhằm có những sửa đổi, cải thiện cho phù hợp.
Phân biệt giữa Headhunter và HR
Phân biệt |
Headhunter |
HR (Human Resources) |
Khái niệm |
Dành hầu hết thời gian để tìm kiếm, chiêu mộ ứng viên cho doanh nghiệp Tìm được người phù hợp thông qua quá trình thu hút, tìm kiếm, giới thiệu |
Đảm nhận các công việc liên quan đến nhân sự khác ngoài tuyển dụng Thường đăng mô tả công việc và chờ đợi người ứng tuyển một cách thụ động |
Hình thức làm việc |
Là bên thứ ba, làm theo hợp đồng hoặc dịch vụ tư vấn |
Là nhân viên cố định của công ty/ tổ chức |
Tính chất công việc |
Tập trung vào tuyển dụng ứng viên phù hợp và đặt vào các vị trí công việc còn trống của doanh nghiệp |
Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, chính sách và quy trình liên quan đến nhân sự |
Mạng lưới |
Thường làm việc với nhiều công ty khác nhau và các ngành nghề khác nhau |
Làm việc trong cùng một công ty/ tổ chức, tập trung vào nhân sự nội bộ |
Vai trò |
Tìm kiếm ứng viên thông qua mạng lưới chuyên nghiệp Thường tìm kiếm các ứng viên cấp cao cho doanh nghiệp |
Xây dựng quan hệ với nhân viên hiện tại, giám sát hiệu suất làm việc và xử lý các vấn đề liên quan đến nhân sự Tìm kiếm các ứng viên cho các vai trò cấp thấp hoặc cấp đầu vào |
Yếu tố cần có để trở thành một Headhunter chuyên nghiệp
Các công ty săn đầu người hiệu quả sở hữu những người có hiểu biết cao, đáng tin cậy và dễ mến. Nếu doanh nghiệp đang cần một công ty Headhunter thì đây là những đặc điểm để nhận biết một Headhunter chuyên nghiệp:
- Chuyên ngành
- Giao tiếp
- Lắng nghe
- Đa nhiệm
- Đánh giá, nhìn ra được ứng viên tiềm năng
- Thuyết phục, tạo ảnh hưởng
Chuyên ngành
Một Headhunter thường cần có kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều lĩnh vực chuyên ngành cụ thể, để có thể tìm kiếm nhiều vị trí tuyển dụng khác nhau của các công ty. Họ cần nắm vững các khái niệm, quy trình và tiêu chuẩn trong ngành để có thể phỏng vấn, đánh giá, nhìn nhận ứng viên.
Tuy nhiên, tại nhiều công ty săn đầu người hiện nay, một Headhunter chuyên nghiệp không yêu cầu bắt buộc phải có chuyên ngành cụ thể, nhưng cần có nhiều kỹ năng và phẩm chất quan trọng để có thể tìm kiếm và thu hút các ứng viên giỏi nhất cho các vị trí việc làm của doanh nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp
Một Headhunter giỏi có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời và biết đặt những câu hỏi phù hợp với cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên. Họ phải liên lạc với công ty để đảm bảo rằng chức vụ, mô tả công việc cho vị trí đang tuyển dụng là thực tế cũng như phải chuyên nghiệp trong việc tiếp cận các ứng viên đủ tiêu chuẩn, với những lời mời làm việc hấp dẫn.
Kỹ năng lắng nghe
Để hiểu rõ yêu cầu, kỳ vọng của công ty, Headhunter cần lắng nghe kỹ các thông tin từ các bên liên quan, bao gồm cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Điều này giúp Headhunter hiểu rõ các vị trí công việc, yêu cầu cần thiết, và chân dung ứng viên mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.
Kỹ năng lắng nghe cũng giúp Headhunter tạo môi trường thoải mái cho ứng viên chia sẻ những thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp của họ. Điều này góp phần giúp họ xây dựng mối quan hệ tốt với ứng viên và tạo sự tin tưởng trong quá trình tuyển dụng.
Tính đa nhiệm
Tính đa nhiệm là yếu tố bắt buộc phải có đối với một Headhunter xuất sắc, trên thực tế, họ có thể làm việc cùng một lúc với nhiều ứng viên và doanh nghiệp. Bao gồm việc phân tích yêu cầu, tìm kiếm ứng viên, phỏng vấn, đánh giá, lựa chọn, điều phối và đàm phán,…
Đánh giá, nhìn ra được ứng viên tiềm năng
Một vai trò khác nữa của Headhunter đó chính là nhìn ra được điểm mạnh, khả năng của ứng viên để giúp họ định vị bản thân. Bằng cách trò chuyện, phỏng vấn sơ bộ, phân tích để xác định được những kỹ năng nổi bật, giá trị của ứng viên. Để từ đó giúp ứng viên tìm được công việc, môi trường phù hợp.
Thuyết phục, tạo ảnh hưởng
Khả năng thuyết phục là một phần để giúp công việc của họ có những bước tiến đáng kể hơn. Bằng khả năng thuyết phục xuất sắc của mình, một Headhunter có thể tạo ra sức ảnh hưởng đối với các quyết định của doanh nghiệp, thu hút ứng viên, từ đó mới chốt được giao dịch.
Kỹ năng này còn đặc biệt hữu ích khi tìm kiếm ứng viên ở cấp độ giám đốc hay C-suite, khi họ có những yêu cầu đặc biệt, thậm chí là những yêu sách vô lý, thì việc thuyết phục tốt sẽ tăng thêm khả năng thành công cho một giao dịch.
Cơ hội và thách thức của nghề Headhunter
Cơ hội
-
Tiếp cận với nhiều ngành nghề: Headhunter có cơ hội làm việc với nhiều ngành nghề khác nhau, từ công nghệ thông tin, tài chính, kinh doanh đến Marketing, y tế và nhiều lĩnh vực khác. Điều này mang lại cho họ sự đa dạng trong công việc và cơ hội học hỏi về nhiều lĩnh vực khác nhau.
-
Kiến thức chuyên môn sâu: Trong quá trình tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên, Headhunter phải hiểu rõ về các vị trí công việc, yêu cầu chuyên môn và kỹ năng của các lĩnh vực tương ứng. Điều này giúp họ tích luỹ được kiến thức chuyên môn sâu và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng.
-
Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp: Headhunter thường phải tìm kiếm và tiếp cận các ứng viên tiềm năng thông qua các kênh mạng lưới chuyên nghiệp, như LinkedIn, các diễn đàn ngành nghề, các sự kiện liên quan. Qua đó, họ có cơ hội xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp rộng rãi và tạo ra các liên kết quan trọng trong ngành.
-
Tiếp cận thông tin cơ hội việc làm: Với vai trò tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên, Headhunter thường được tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm mới nhất. Điều này mang lại cho họ lợi thế trong việc tiếp cận các vị trí việc làm đáng quan tâm trước người khác và cung cấp cho ứng viên các thông tin quan trọng về cơ hội nghề nghiệp.
-
Tiềm năng thu nhập cao: Nghề Headhunter có tiềm năng thu nhập cao, đặc biệt khi thành công trong việc tìm kiếm và tuyển dụng được các vị trí cấp cao, quan trọng cho doanh nghiệp.
Thách thức
-
Mất nhiều thời gian: Nhiều trường hợp Headhunter cần từ 6 tháng đến 1 năm mới có thể xử lý xong một hợp đồng giao dịch. Điều này khiến các công ty săn đầu người bị vuột mất các ứng viên tiềm năng.
-
Chịu nhiều áp lực: Headhunter cũng là một nhân viên kinh doanh, đi kiếm người tài về cho các doanh nghiệp. Do đó họ phải đối mặt với áp lực KPI, khách hàng, ứng viên. Đặc biệt là các fresh Headhunter còn ít kinh nghiệm thì còn khó khăn hơn, bởi vậy nên phải kiên trì và chịu được áp lực giỏi.
-
Cần am hiểu nhiều kiến thức: Headhunter phải tuyển dụng nhân viên cho nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Do đó, họ cần phải có kiến thức chuyên ngành và những hiểu biết về cả tính chất, khó khăn của từng vị trí công việc.
-
Đánh giá năng lực của ứng viên: Đây là một thách thức không nhỏ cho những ai theo nghề Headhunter, họ phải có những kỹ thuật, kỹ năng riêng để xác định năng lực thật sự của ứng viên.
-
Tìm kiếm, kết nối với các vị trí cấp cao: Các ứng viên cấp cao thường tìm việc thụ động, đôi khi họ có những yêu cầu khá cao mà bên tuyển dụng phải chấp thuận.
Một số câu hỏi thường gặp về vị trí Headhunter
- Học ngành gì để làm Headhunter?
- Kỹ thuật săn đầu người phổ biến nhất là gì?
- Nên sử dụng Headhunter hay tuyển dụng?
Học ngành gì để làm Headhunter?
Không có một ngành đào tạo cụ thể nào để trở thành một Headhunter. Trên thực tế, các Headhunter thường có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực tuyển dụng, giao tiếp, đàm phán, nắm bắt thị trường lao động và các ngành nghề khác nhau.
Do đó, một số ngành học phổ biến để trở thành Headhunter phải kể đến như Quản trị nhân sự, Quản trị Kinh doanh, Marketing, Tâm lý học,…
Kỹ thuật săn đầu người phổ biến nhất là gì?
Một công ty săn đầu người giỏi sẽ sử dụng bảng công việc, mạng lưới trường đại học, ứng dụng truyền thông xã hội như LinkedIn và quảng cáo để xây dựng mạng lưới ứng viên tài năng.
Từ đây, họ tạo danh sách rút gọn ứng viên cho các vai trò khác nhau và khi có vị trí phù hợp, họ sẽ lấy những ứng viên phù hợp nhất. Trong một số trường hợp, một công ty săn đầu người có thể thông qua một ứng dụng trực tiếp để tìm ứng viên, nhưng sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu họ xây dựng mạng lưới ứng viên của riêng mình.
Nên sử dụng Headhunter hay tuyển dụng?
Tùy vào quy mô, loại hình, cơ cấu và yêu cầu về nhân sự mà mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng Headhunter hoặc tuyển dụng nội bộ truyền thống. Tuy nhiên, Headhunter lại được xem là phương pháp tìm kiếm nhân tài, các chức vụ cấp cao hiệu quả và chất lượng hơn. Một công ty săn đầu người luôn có một mạng lưới ứng viên tài năng, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng gấp của nhiều doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào yêu cầu của vị trí công việc, Headhunter có thể là cách sử dụng nguồn lực tốt hơn so với quy trình tuyển dụng chung. Thay vì sử dụng các nhân viên nội bộ để sàng lọc hàng trăm hồ sơ, doanh nghiệp có thể thuê một công ty săn đầu người để kiếm ứng viên phù hợp trong khoảng thời gian ngắn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực để tập trung vào những việc quan trọng hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Headhunter là gì? Phân biệt Headhunter và HR do Sổ Tay Tuyển Sinh sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.
Trả lời