Bạn đang theo dõi bài viết GIÁM ĐỐC SÁNG TẠO LÀ GÌ? TỐ CHẤT CẦN CÓ CỦA CREATIVE DIRECTOR tại Sổ Tay Tuyển Sinh Bạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Ngành sáng tạo là một ngành mới trong thời gian gần đây nhưng mang lại rất nhiều giá trị cho hoạt động giải trí kinh doanh thương mại. Chính vì vậy, Giám đốc sáng tạo (Creative Director) cũng là vị trí tiềm năng mà nhiều người khao khát đạt được.
Giám đốc sáng tạo (Creative director) là gì?
Giám đốc sáng tạo (Creative director) là chuyên gia chịu trách nhiệm lãnh đạo một nhóm sáng tạo, họ đưa ra các chiến lược phát triển và giám sát các dự án sáng tạo như mẫu quảng cáo, thiết kế đồ họa, sản xuất các nội dung video,… Mục đích là biến tầm nhìn sáng tạo cho một dự án hoặc thương hiệu thành hiện thực.
Giám đốc sáng tạo sẽ quản lý các khía cạnh thẩm mỹ, hình ảnh và ý nghĩa của các dự án sáng tạo, đảm bảo tất cả các tài sản sáng tạo truyền tải đầy đủ bản sắc thương hiệu, tầm nhìn và thông điệp. Đồng thời, họ cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi dự án.
Vai trò của Giám đốc sáng tạo trong doanh nghiệp
Trong thời đại truyền thông kỹ thuật số cùng với sự phát triển, cạnh tranh khắc nghiệt trong lĩnh vực kinh doanh như ngày nay, giám đốc sáng tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Đặc biệt là các ngành về nghệ thuật, giải trí, thời trang, truyền thông,… Giám đốc sáng tạo thậm chí còn được coi là linh hồn của thương hiệu, ảnh hưởng ít nhiều đến sắc thái và cá tính của thương hiệu đó.
Ngành game, trò chơi điện tử
Creative Director sẽ là người chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm, họ có thể là bộ phận thiết kế chính trong quá trình sản xuất. Đồng thời, giám đốc sáng tạo cũng đề xuất các ý tưởng, định hướng cho các dự án mới, dẫn dắt hoạt động của nhóm sáng tạo nhằm đảm bảo hợp tác trơn tru với các phòng ban liên quan như lập trình, công nghệ,…
Lĩnh vực điện ảnh
Creative Director sẽ đóng vai trò là nhà thiết kế sản xuất, thực hiện thiết kế giao diện, hình ảnh, hiệu ứng cho một bộ phim. Đồng thời họ cũng đưa ra các ý tưởng và phát triển chúng để truyền đạt được nội dung, ý nghĩa, thông điệp của một tác phẩm điện ảnh.
Thời trang
Giám đốc sáng tạo trong lĩnh vực thời trang đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển sản phẩm. Ngoài chức năng thiết kế ra các sản phẩm mới độc đáo, họ cũng phải là người thu hút thị trường và phân phối sản phẩm với các nhà thiết kế, doanh nghiệp khác.
Lĩnh vực quảng cáo
Creative Director là người xây dựng kế hoạch, phát triển chiến lược tiếp thị cho công ty hoặc đúng với yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng cần quản lý các dự án và làm việc trực tiếp với các chủ dự án, mục đích là cho ra các sản phẩm thiết kế đúng như khách hàng yêu cầu và đảm bảo đúng thời hạn.
Ngoài những ngành nghề kể trên, Giám đốc sáng tạo cũng đóng vai trò then chốt trong các lĩnh vực khác. Ở mỗi ngành nghề, họ sẽ có chức năng cụ thể riêng, mục đích cuối cùng vẫn đảm bảo được hiệu suất dự án và góp phần giúp tổ chức, doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Công việc của Giám đốc sáng tạo
- Đưa ra các ý tưởng phát minh, sáng tạo, xây dựng những kế hoạch cùng giải pháp độc đáo, hiệu quả nhất.
- Lãnh đạo, hỗ trợ, hướng dẫn đội ngũ sáng tạo của doanh nghiệp triển khai kế hoạch đi đúng hướng, đạt được hiệu suất công việc tốt nhất.
- Giám sát, đánh giá ý tưởng của các nhân viên cấp dưới, đưa ra các góp ý, nhận xét và chỉnh sửa cần thiết để dự án, thành phẩm được hoàn chỉnh nhất.
- Chịu trách nhiệm về sáng tạo nội dung, hình ảnh, hiệu ứng và các tiêu chuẩn đầu ra nói chung cho một dự án, sản phẩm.
- Tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên cấp dưới, thực hiện các chính sách giữ chân nhân tài, đồng thời tìm kiếm nhân sự cho các vị trí còn trống trong bộ phận sáng tạo.
- Học hỏi, cập nhật kiến thức, nghiên cứu thị trường liên tục để đáp ứng với xu hướng cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm.
- Nắm bắt ý tưởng, nuôi dưỡng và bảo vệ những ý tưởng của nhóm, chịu trách nhiệm về tiến độ hoàn thành và chất lượng cuối cùng của một sản phẩm, dự án.
Trách nhiệm của Giám đốc sáng tạo (Creative Director)
Trách nhiệm của giám đốc sáng tạo (Creative Director) sẽ khác nhau tùy vào mỗi lĩnh vực hoạt động của tổ chức nơi họ làm việc. Nhìn chung, về cơ bản các giám đốc sáng tạo sẽ chịu trách nhiệm:
- Xây dựng và duy trì tầm nhìn cho các dự án, thương hiệu của công ty
- Hoạch định, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch
- Thiết lập ngân sách cho dự án
- Quản trị, mở rộng mối quan hệ với khách hàng
- Nuôi dưỡng, phát triển các ý tưởng, năng lượng sáng tạo cho bộ phận sáng tạo của mình.
Creative Director đảm nhiệm trách nghiệm đặc biệt quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Đây là người xây dựng và duy trì nguồn năng lượng, ý tưởng độc đáo trong mỗi tổ chức. Nếu Giám đốc sáng tạo không làm tròn trách nhiệm có thể khiến một doanh nghiệp mờ nhạt, thụt lùi và dần bị lãng quên trên một thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.
Tố chất cần có của một Giám đốc sáng tạo
Sáng tạo
Ngay từ cái tên “Giám đốc sáng tạo” đã đòi hỏi vị trí này là một người có tố chất tư duy, sáng tạo ra những ý tưởng độc đáo, mới lạ, nổi bật trên thị trường. Đặc biệt là hiện nay, khi công nghệ, kỹ thuật số đang phát triển bùng nổ, thị trường liên tục đổi mới thì việc cập nhật, đưa ra những sản phẩm mới, bắt kịp xu hướng là cực kỳ thiết yếu.
Mục đích cuối cùng của sáng tạo vẫn là tạo ra những sản phẩm, dự án độc đáo, thu hút và làm hài lòng khách hàng, đồng thời quảng bá hình ảnh thương hiệu và mang lại hiệu suất cao trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
Nắm bắt xu hướng
Để đáp ứng được thị hiếu của thị trường, một Giám đốc điều hành luôn cần cập nhật và nắm bắt xu hướng của thời đại. Sáng tạo là một ngành tiềm năng nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt, nó đòi hỏi sự thay đổi và cập nhật liên tục.
Do đó, với vai trò “đầu tàu” của mình, Giám đốc sáng tạo cần có kỹ năng cập nhật xu hướng, “bắt trend” nhanh chóng, hưởng ứng các kỹ thuật mới để ứng dụng vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu
Trọng trách quan trọng của một Creative Director chính là xây dựng tên tuổi thương hiệu. Trên thực tế, không phải ai cũng có thể thực thi những kế hoạch một cách hiệu quả và thành công xuất sắc. Trong quá trình thực hiện, nhiều tác động không mong muốn có thể khiến một dự án không còn khả thi nữa.
Do đó, giám đốc sáng tạo xuất sắc phải là người có tầm nhìn, tư duy và biết chớp lấy nhu yếu của thị trường, nhằm xây dựng kế hoạch tăng trưởng tên tuổi thương hiệu một cách thích hợp và thực tiễn nhất, mang lại hiệu suất cao cho doanh nghiệp.
Lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo ở vai trò Giám đốc nói chung và Giám đốc sáng tạo nói riêng là điều hết sức cần thiết. Năng lực chỉ huy, lãnh đạo được thể hiện trong việc xây dựng những kế hoạch, phân loại đầu việc cho các bộ phận khác, thiết lập mối quan hệ lành mạnh, gắn bó giữa các thành viên.
Bên cạnh đó, một Creative Director cũng phải luôn đảm bảo quy trình, tiến độ công việc diễn ra theo đúng lộ trình với nguồn ngân sách thực thi hợp lý và tiết kiệm nhất. Một người có kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ giúp cho bộ phận sáng tạo của mình thực hiện công việc một cách năng suất và hiệu quả hơn.
Giao tiếp
Là người trực tiếp đứng ra lãnh đạo một tập thể, Giám đốc sáng tạo phải có khả năng giao tiếp mạch lạc, truyền đạt ý tưởng rõ ràng để nhân viên cấp dưới nắm bắt thông tin một cách chính xác và đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu.
Giám đốc sáng tạo cũng là người thường xuyên phải làm việc, đàm phán với các đối tác, khách hàng. Do đó, để có thể ký kết hợp đồng thành công và giúp hoạt động thương mại đạt hiệu quả tốt, Creative Director cần có tài thương thảo, giao tiếp tuyệt vời.
Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp giám đốc sáng tạo thuyết phục được đối phương, tạo ra sự tin cậy, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp hơn.
Lộ trình trở thành Giám đốc sáng tạo
Giáo dục
Mặc dù bằng cấp không phải là yếu tố quyết định cho việc trở thành Giám đốc sáng tạo, tuy nhiên có một tấm bằng về chuyên ngành sáng tạo như nghệ thuật, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, nhiếp ảnh,… cũng sẽ được ưu tiên hơn.
Bên cạnh đó, một tấm bằng thạc sĩ cũng có thể giúp lộ trình trở thành Giám đốc sáng tạo trở nên có lợi thế hơn những ứng viên khác.
>> Tham khảo thêm các khóa đào tạo lãnh đạo tại Trường Doanh Nhân PACE
Chuyên môn
Trên thực tế, một người muốn trở thành Giám đốc sáng tạo cần có chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động, họ có thể bắt đầu từ nhân viên ở các lĩnh vực thiết kế đồ họa, thời trang, media, marketing,… để tích lũy kinh nghiệm.
Kinh nghiệm
Portfolio sẽ là minh chứng rõ ràng nhất về khả năng của một Giám đốc sáng tạo. Đó là một bộ sưu tập các dự án, tác phẩm sáng tạo trước đây cùng với những thành công mà dự án đó mang lại giá trị cho doanh nghiệp như tăng doanh thu, nâng cao độ phủ của thương hiệu…
Mạng lưới mối quan hệ
Giám đốc sáng tạo có một mạng lưới mối quan hệ tốt sẽ cho phép họ có được nguồn cảm hứng và những cơ hội học hỏi, kết nối tuyệt vời từ các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm.
Giám đốc sáng tạo (Creative Director) và Giám đốc nghệ thuật (Art Director)
Mặc dù sáng tạo và nghệ thuật có liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau, nhưng có rất nhiều chức năng khác nhau cho hai vai trò này. Cả hai vị trí đều chịu trách nhiệm giám sát các khía cạnh sáng tạo của dự án và đảm bảo chúng được hoàn thành đúng thời hạn với ngân sách hợp lý.
So sánh |
Giám đốc sáng tạo (Creative Director) |
Giám đốc nghệ thuật (Art Director) |
Khái niệm |
Giám đốc sáng tạo chịu trách nhiệm cho các quyết định sáng tạo và chiến lược của một dự án hoặc chiến dịch. Họ định hướng tổng thể cho các sản phẩm sáng tạo, bao gồm cả nội dung và thiết kế. | Giám đốc Nghệ thuật chịu trách nhiệm cho việc thiết kế và hình ảnh, video của một dự án hoặc chiến dịch. Họ cùng với đội ngũ thiết kế thực hiện các ý tưởng sáng tạo từ Giám đốc sáng tạo. |
Vai trò |
Giám đốc sáng tạo chịu trách nhiệm về cả khía cạnh sáng tạo và kinh doanh của một dự án, chiến dịch. Họ quản lý các giám đốc sáng tạo nói chung như giám đốc nghệ thuật. |
Giám đốc nghệ thuật chịu trách nhiệm về một tài liệu quảng cáo hoặc tiếp thị cụ thể. Họ quản lý các thành viên trong nhóm sáng tạo để đảm bảo dự án được thực hiện đúng thời hạn và đạt hiệu quả. |
Trách nhiệm |
Là người có tiếng nói cuối cùng về những sản phẩm sẽ đến với khách hàng và đưa ra các quyết định định hướng sáng tạo. |
Là người xác định yếu tố nghệ thuật nào sẽ được sử dụng, nói rõ tầm nhìn cho nhóm của họ, xem xét và phê duyệt thành phẩm. |
>> Xem thêm: CEO, CCO, CMO, CHRO, CFO, CPO là viết tắt chức danh gì?
Nhìn chung, giám đốc sáng tạo (Creative director) là những người có tầm nhìn xa trông rộng, tập trung nhiều hơn vào dự án tổng thể và đảm bảo mọi thứ được gắn kết. Giám đốc nghệ thuật chịu trách nhiệm thực hiện từng bước trong quy trình, họ tập trung vào các yếu tố hình ảnh, thẩm mỹ hơn là toàn bộ dự án.
>> Tìm hiểu thêm các chức danh Giám đốc khác:
-
Giám đốc Điều hành (CEO)
-
Giám đốc Kinh doanh (CCO)
-
Giám đốc Nhân sự (CHRO)
-
Giám đốc Tài chính (CFO)
-
Giám đốc Marketing (CMO)
-
Giám đốc Sản xuất (CPO)
-
Giám đốc Chuyển đổi số (CDO)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GIÁM ĐỐC SÁNG TẠO LÀ GÌ? TỐ CHẤT CẦN CÓ CỦA CREATIVE DIRECTOR do Sổ Tay Tuyển Sinh sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.
Để lại một bình luận