Phòng 2404, Tòa nhà 16B Nguyễn Thái Học

Trung tâm hỗ trợ Học sinh, Sinh viên

Giới thiệu

Tin tức

Tuyển sinh

Ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Ngày nay việc giao thương buôn bán trên toàn thế giới diễn ra. Bạn có thể ngồi ở nhà và đặt mua các sản phẩm ở bên kia trái đất.

Các nước nghèo sẽ nhập khẩu các máy móc, thiết bị từ các nước tiên tiến. Các nước tiên tiến lại nhập khẩu nông sản, tài nguyên mà họ không có.

Việc giao thương buôn bán đã giúp thế giới đầy đủ cơ sở vật chất như hiện nay. Xu hướng của kinh tế thế giới là chỉ sản xuất một loại sản phẩm thật tốt, sau đó phân phối chúng đi khắp thế giới.

Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Người làm logistics chính là người đúng ở giữa bên bán và bên mua. Đảm bảo quá trình trao đổi hàng hóa giữa bên bán và bên mua diễn ra suôn sẻ nhất.

Nhất là khi hiệp định thương mại với các nước Châu Âu. Rào cản thuế quan giữa các bên giảm về không, thì ngành Logistics lại càng phát triển, đáng được các bạn sinh viên quan tâm.

Ngành này mới xuất hiện vài năm gần đây dự báo sẽ cần nhiều nhân lực. Có rất nhiều trường đại học đào tạo, bạn sẽ được học các kiến thức như:

  • Giao dịch thương mại quốc tế
  • Vận tải quốc tế
  • Đóng gói sản phẩm
  • Lưu trữ kho bãi
  • Luật trong kinh tế đối ngoại
  • Các chính sách bảo hiểm kinh doanh quốc tế
  • Những phương thức thanh toán

Người làm Logistics sẽ liên kết các lĩnh vực sản xuất, thương mại, vận chuyển, kho bãi, phân phối, cảng biển... Người làm Logistics phải làm tốt nhất và tối ưu về chi phí cho khách hàng. Người học Logistics sẽ được học về kiến thức kinh tế, kỹ năng giao tiếp và đặc biệt là ngoại ngữ.

Các trường đào tạo Logistics tốt nhất

  • Miền bắc: đại học giao thông vận tải HN,đại học hằng hải, đại học thương mại, đại học bách khoa HN, đại học kinh tế quốc dân...
  • Miền nam: đại học giao thông vận tải, đại học quốc tế ĐH Quốc Gia, đại học kinh tế TPHCM, đại học sư phạm kỹ thuật...

Khối xét tuyển ngành này sẽ tập trung vào 4 khối là A, A1, C và D. Mức điểm đầu vào ngành Logistics sẽ giao động từ 24-27 điểm. Là một ngành nghề quá khó để học, khá đơn giản có thể phù hợp với bất cứ ai.

Không cần quá sáng tạo như marketing, không phải học quá nhiều như ngành luật. Điểm yếu là quá trình học sẽ rất khô khan, hầu hết là lý thuyết. Tuy nhiên khi ra trường công việc sẽ thú vị hơn được tiếp xúc với nhiều người.

Cơ hội việc làm ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Nó không phải là ngành nghề có quá nhiều cơ hội sau ra trường. Không phải ít, nhưng cũng không quá nhiều như một số ngành khác. Tuy nhiên với xu hướng mở cửa và giao thương ngày càng tăng. Dự tính trong tương lai 4 năm nữa ngành này sẽ phát triển tốt. Nếu bạn không biết mình đam mê gì thì có thể chọn Logistics nhé.

Hiểu chi tiết về ngành Logistics từ chuyên gia

Các hoạt động mua bán trong nước thường rất đơn giản. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tầm vĩ mô hơn đó là hoạt động mua bán quốc tế. Khi một cty ở Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài hoặc ngược lại. Các bạn sẽ không thể tự có phương tiện để giao hàng được.

Các bạn sẽ cần một bên thứ 3 để hỗ trợ các bạn. Thì bên thứ 3 đó chính là ngành dịch vụ Logistics. Cụ thể ngành này sẽ gồm các doanh nghiệp như sau:

Carier: cung cấp các phương tiện vận tải xuyên quốc gia đó là máy bay hoặc tàu thủy. Máy bay giá cao đi nhanh, tàu thủy đi chậm giá rẻ tùy trường hợp mà lựa chọn.

Freight forwarder: các hãng vận tải lớn sẽ không làm việc trực tiếp với bạn. Mà sẽ có một công ty trung gian làm nhiệm vụ gom rất nhiều đơn hàng. Các hãng vận tải sẽ làm việc với Freight forwarder, Freight forwarder sẽ làm việc lại với bạn.

Trucking: các công ty vận tải làm nhiệm vụ đưa hàng của bạn từ cảng về kho hoặc ngược lại. Ví dụ bạn nhập một cái máy nặng vài tấn sẽ phải có các xe cẩu chuyên dụng để đưa lên, xuống và di chuyển.

Hải quan: tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được nhà nước chấp nhận. Cơ quan đại diện là Hải Quan, việc khai báo làm giấy tờ rất tốn thời gian và công sức. Nếu bạn không tự làm được thì sẽ có một công ty làm giúp bạn, bạn phải trả phí cho họ.

Warehouse: cho phép bạn thuê kho bãi để chứa hàng hóa.

Express: dịch vụ chuyển phát nhanh giữa các nước. Toàn đi hàng bằng máy bay nên tốc độ cực nhanh, và giá tiền cho dịch vụ này cũng nhanh không kém.

Logistic: công ty về logistic sẽ lo cho bạn tất cả các bước ở trên. Bạn chỉ cần đưa ra các yêu cầu, và chúng tôi sẽ giúp bạn từ A tới Z đó chính là ngành Logistics.

Ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng lấy bao nhiêu điểm 2021

  • Điểm chuẩn kinh tế quốc dân 28.30 điểm
  • Điểm chuẩn đại học Kinh Tế TPHCM 27.4 điểm
  • Điểm chuẩn đại học Thương Mại HN 27.4 điểm 
  • Điểm chuẩn học viện tài chính 36.2 điểm
  • Điểm chuẩn đại học Công Nghiệp Hà Nội 26.1 điểm
  • Điểm chuẩn đại học Công Nghiệp TPHCM 25.5 điểm

Copyright 2020 © sotaytuyensinh.vn