Bạn đang theo dõi bài viết Brainstorming là gì? Quy trình thực hiện brainstorming hiệu quả tại Sổ Tay Tuyển Sinh Bạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Brainstorm giúp đưa ra các quan điểm khác nhau, mở ra cơ hội cho những đổi mới vượt trội, phương pháp này giúp các thành viên trong nhóm thoải mái, cởi mở hơn với việc đưa ra những ý kiến, quan điểm mới mà không sợ gặp bất kỳ chỉ trích nào.
Brainstorming là gì?
Brainstorming là một kỹ thuật tư duy sáng tạo để nảy ra những ý tưởng mới và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả cho một vấn đề cụ thể. Mọi người đều được khuyến khích đưa ra những suy nghĩ, quan điểm tự do mà không có sự phán xét, thúc đẩy sự cởi mở, đổi mới. Quá trình này thường liên quan đến làm việc nhóm, cũng có thể được thực hiện riêng lẻ cho mỗi cá nhân.
Phương pháp này giúp khai thác tối đa sức mạnh của các thành viên, không bị rào cản về khả năng thực hiện hay tính khả thi, các ý tưởng này sau đó sẽ được sàng lọc và đánh giá để tìm ra phương án tốt nhất cho vấn đề. Brainstorming là một phương pháp làm việc hiệu quả nhằm tạo ra những ý tưởng mới và sáng tạo trong một môi trường hợp tác.
Mục tiêu của Brainstorming là liên kết ý tưởng, bao gồm việc nhóm các ý tưởng lại với nhau hoặc xây dựng từ những ý tưởng hiện có, tiếp cận một vấn đề từ một góc nhìn mới mẻ để tạo ra vô số ý tưởng mới.
Lĩnh vực áp dụng phương pháp brainstorm
Phương pháp Brainstorming được áp dụng với hầu hết các lĩnh vực trong công việc và những vấn đề trong cuộc sống. Một số lĩnh vực áp dụng phổ biến phải kể đến như:
-
Kinh doanh và quản lý: Brainstorming có thể được áp dụng để tạo ra các chiến lược kinh doanh mới, phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và quản lý, giải quyết vấn đề tài chính và nhiều vấn đề liên quan khác.
-
Tiếp thị và quảng cáo: Đưa ra những ý tưởng sáng tạo cho các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo.
-
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Tạo ra các ý tưởng mới cho việc phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có.
-
Giáo dục và đào tạo: Khuyến khích sự sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh.
-
Nghệ thuật và thiết kế: Đưa ra những ý tưởng mới khi thiết kế đồ họa, trang web, sản phẩm, kiến trúc,…
-
Khoa học và công nghệ: Đưa ra những giải pháp cho các vấn đề phức tạp.
Nguồn gốc của phương pháp brainstorm
Brainstorm được giới thiệu vào năm 1953 bởi doanh nhân và nhà lý thuyết sáng tạo Alex Osborn. Từ năm 1938, ông đã phát minh ra thuật ngữ “Thinking up”, có nghĩa là quá trình hình thành ý tưởng sáng tạo.
Brainstorming được phổ biến rộng rãi vào năm 1953 trong cuốn sách “Applied Imagination” của Osborn. Cuốn sách này nhanh chóng trở nên phổ biến và trong 5 năm tiếp theo, 8 trong số 10 công ty lớn nhất ở Mỹ đã sử dụng phương pháp brainstorm.
Brainstorm đã phát triển rất nhiều kể từ đó, chủ đề này được nghiên cứu phổ biến và có nhiều cải tiến hơn. Đây có lẽ là phương pháp đầu tiên xuất hiện trong đầu nhiều người khi nghĩ về việc tạo ra ý tưởng. Mặc dù đã được giới thiệu từ nhiều thập kỷ trước, nhưng cốt lõi của phương pháp này vẫn không hề thay đổi.
4 Nguyên tắc brainstorm
Brainstorm đã phát triển qua nhiều năm nay, bốn nguyên tắc cơ bản của Osborne dưới đây là một bộ hướng dẫn tuyệt vời khi áp dụng phương pháp này, bao gồm:
-
Số lượng hơn chất lượng: Ý tưởng là số lượng cuối cùng sẽ tạo ra chất lượng khi các ý tưởng được tinh chỉnh, hợp nhất và phát triển hơn nữa.
-
Nói không với những lời chỉ trích: Các thành viên trong nhóm nên được tự do đưa ra tất cả các ý tưởng nảy ra trong đầu họ, bỏ qua những lời phán xét.
-
Khuyến khích những ý tưởng điên rồ: Khuyến khích các thành viên trong nhóm đưa ra những suy nghĩ vượt trội, ý tưởng điên rồ, tăng thêm sự sáng tạo cho kết luận cuối cùng.
-
Kết hợp, tinh chỉnh và cải thiện các ý tưởng: Xây dựng dựa trên các ý tưởng và sự kết nối giữa các đề xuất khác nhau để tiếp tục quá trình giải quyết vấn đề.
Các kỹ thuật và quy trình brainstorm giúp nhóm đổi mới và làm việc cộng tác với nhau. Không có một cách duy nhất nào đúng để tổ chức một phiên brainstorming, mỗi cá nhân hoặc nhóm phải tạo ra một quy trình phù hợp nhất.
Vai trò của phương pháp brainstorm
Phương pháp brainstorm được ứng dụng rộng rãi tại nơi làm việc khi hoạt động nhóm, kể cả cho cá nhân bởi những lợi ích sau:
-
Cho phép mọi người suy nghĩ tự do hơn mà không sợ bị phán xét.
-
Khuyến khích sự hợp tác cởi mở và liên tục để giải quyết vấn đề và tạo ra những ý tưởng sáng tạo
-
Giúp các nhóm tạo ra một số lượng lớn ý tưởng một cách nhanh chóng, có thể tinh chỉnh và hợp nhất để tạo ra giải pháp lý tưởng
-
Nhóm nhanh chóng đi đến kết luận với sự đồng thuận, dẫn đến một lộ trình toàn diện hơn
-
Giúp các thành viên trong nhóm cảm thấy thoải mái hơn khi trao đổi ý tưởng với nhau mà không cảm thấy bị áp lực về khả năng, kỹ năng
-
Giới thiệu các quan điểm khác nhau và mở ra cơ hội cho những đổi mới vượt trội
-
Không ai có quyền sở hữu đối với kết quả, cho phép nỗ lực tuyệt đối của cả nhóm.
Tóm lại, ưu điểm cốt lõi của brainstorm là khả năng mở khóa sự sáng tạo bằng quá trình hợp tác tuyệt vời. Đó là kỹ thuật hoàn hảo để sử dụng để kết hợp thành một nhóm và giúp tạo ra những ý tưởng mới thú vị có thể đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
Quy trình brainstorming tìm kiếm ý tưởng
- Xác định vấn đề
- Đưa ra quy định trong khi brainstorming
- Chia sẻ và ghi chép lại ý kiến
- Sàng lọc ý tưởng
- Đánh giá, đưa ra kết luận
Xác định vấn đề
Điều kiện tiên quyết là phải xác định được vấn đề cần brainstorm. Vấn đề này là gì? Điều vướng mắc trong vấn đề này nằm ở đâu? Cần áp dụng kỹ thuật nào để brainstorm?
Mục đích chính của brainstorming là tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra. Do vậy, nếu quá khó khăn để xác định vấn đề, hãy đặt những câu hỏi liên quan để gỡ từng mắt xích nhỏ.
Đưa ra quy định trong khi brainstorming
Quy định là nền tảng để hình thành nên một tổ chức làm việc chuyên nghiệp hơn. Nếu thực hiện brainstorming theo nhóm, cần xác định trưởng nhóm, người ghi chép thông tin, những thành viên tham gia. Yêu cầu mọi người cần tuân thủ những quy định đặt ra và phải đạt được sự thống nhất.
Chia sẻ và ghi chép lại ý kiến
Đừng bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào, bằng cách ghi chép lại cẩn thận, cho dù đó là ý tưởng phi thực tế nhất. Đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích tất cả mọi người chia sẻ ý kiến của mình một cách thoải mái, tự do.
Sàng lọc ý tưởng
Trước khi loại bỏ một ý tưởng nào đó, hãy xem xét lại một cách kỹ lưỡng và được sự đồng thuận của tất cả mọi người.
Đánh giá, đưa ra kết luận
Bước này nhằm xem xét lại một lần nữa những ý tưởng đã được đưa ra và chốt phương án tối ưu nhất. Người trưởng nhóm lúc này đóng vai trò rất quan trọng, nhằm đưa ra kết luận một cách khách quan và cân đối.
Một số kỹ thuật nên áp dụng trong quá trình brainstorming
Một số kỹ thuật được áp dụng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp trong quá trình brainstorming bao gồm:
-
Kỹ thuật suy nghĩ ngược: Có nghĩa là suy nghĩ ngược lại với những ý tưởng ban đầu, điều này có thể mang lại những cách giải quyết độc đáo hơn.
-
Starbursting: Tập trung vào các câu hỏi, đánh giá ý kiến thay vì tập trung vào việc trả lời.
-
The stepladder technique: Hay còn gọi là kỹ thuật bậc thang, kỹ thuật này khuyến khích các thành viên ít năng nổ trong nhóm có thể suy nghĩ và hoạt động sôi nổi hơn.
-
Round – Robin brainstorming: Cho phép việc thảo luận không bị ảnh hưởng bởi các ý kiến chủ quan của mỗi cá nhân.
-
Rolestorming: Kỹ thuật cho phép các thành viên đưa ra những quan điểm, ý kiến dưới danh tính là một người khác.
-
Phương pháp Crawford: Kỹ thuật giúp các cá nhân đưa ra những quan điểm, đóng góp và nhận được sự đồng thuận của các thành viên nhằm khích lệ tinh thần.
Người trưởng nhóm cần nắm vững các kỹ thuật này để điều khiển hoạt động brainstorming một cách hiệu quả, khích lệ tinh thần các thành viên và tạo ra những ý tưởng tuyệt vời, góp phần giải quyết vấn đề hiệu quả.
Lưu ý khi brainstorming ý tưởng độc đáo và hiệu quả
-
Lựa chọn thời điểm thích hợp để triển khai hoạt động brainstorming, khi nhóm có nhiều năng lượng tích cực và thể chất tốt nhất. Đừng ép buộc mọi người phải suy nghĩ trong trạng thái tinh thần, thể chất không tốt, điều này không tạo ra hiệu quả.
-
Địa điểm cũng cần chọn một nơi lý tưởng, một phòng họp cách âm, một quán cà phê yên tĩnh để tránh tiếng ồn làm ảnh hưởng quá trình động não. Bên cạnh đó, cũng nên rời xa các thiết bị điện tử gây xao nhãng.
-
Ghi chú lại hết tất cả những ý tưởng, kể cả những ý tưởng điên rồ nhất. Đó là những tư liệu quan trọng để nhóm cùng thảo luận và đưa ra ý tưởng tốt nhất.
-
Tôn trọng ý kiến của tất cả mọi người, không phán xét, mỉa mai hay chê cười, đồng thời tích cực lắng nghe và có những góp ý mang tính xây dựng.
-
Tạo sự thoải mái cho nhóm, điều này nhóm trưởng cần lưu ý để mọi người thấy được sự tôn trọng, sự bình đẳng khi tham gia brainstorm.
-
Tìm hiểu kỹ vấn đề đang cần giải quyết và nắm những yếu tố liên quan, từ đó xây chuỗi các điểm liên quan và đưa ra câu trả lời.
-
Cởi mở với mọi dòng suy nghĩ, bất kỳ ý tưởng nào lóe lên trong đầu đều quý giá và đáng được ghi chú lại. Đôi khi những ý tưởng chừng như ngu ngốc nhất có thể là một điểm sáng cho vấn đề.
Lỗi cần tránh khi brainstorming
-
Chỉ trích nhau: Điều này khiến nhóm dễ xảy ra xung đột, mọi người dễ cảm thấy tự ti, mặc cảm khi nói ra quan điểm, ý tưởng của mình.
-
Ít người tham gia đóng góp: Một nhóm 10 người mà chỉ có 3 người tham gia đóng góp ý kiến thì chắc chắn sẽ không mấy hiệu quả, điều này cũng kéo theo việc nhóm bị mất tinh thần, động lực để làm việc.
-
Không ghi chú lại tất cả những ý tưởng: Giá trị của những ý tưởng điên rồ đôi khi lại có sức mạnh to lớn, do đó nếu không ghi chép lại, có thể chúng ta đã bỏ qua những ý tưởng tuyệt vời.
-
Không đúng thời điểm và địa điểm: Hiệu suất làm việc có thể kém đi nếu tinh thần, thể chất lúc đó không tốt, hoặc trong một không gian ồn ào, náo nhiệt.
Phân biệt phương pháp Brainstoming và 6 chiếc mũ tư duy
Brainstorming và 6 chiếc mũ tư duy là hai phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề. Brainstorming tập trung vào sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng để tạo ra nhiều ý tưởng mới và đa dạng trong thời gian ngắn. Trong khi đó, 6 chiếc mũ tư duy tập trung vào sự phân tích và đánh giá của một vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau để giúp người tham gia hiểu rõ hơn về vấn đề và có thể đưa ra quyết định tốt hơn sau khi đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện.
Phương pháp |
Brainstorming |
6 chiếc mũ tư duy |
Mục đích |
Tạo ra nhiều ý tưởng mới và đa dạng |
Tư duy phân tích và đánh giá một vấn đề từ nhiều khía cạnh |
Số lượng người tham gia |
Nhiều |
Thường ít |
Cách thức hoạt động |
Mỗi người đưa ra ý tưởng một cách tự do và không bị giới hạn |
Mỗi người đảm nhận một vai trò nhất định và nghĩ về vấn đề từ góc độ của vai trò đó |
Tập trung vào |
Sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng |
Sự phân tích và đánh giá |
Thời gian |
Thường tập trung vào một khoảng thời gian ngắn để tạo ra nhiều ý tưởng |
Thường tập trung vào một vấn đề trong một khoảng thời gian dài hơn để phân tích và đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau |
Lợi ích |
Tạo ra nhiều ý tưởng mới và đa dạng trong thời gian ngắn |
Giúp người tham gia hiểu rõ hơn về vấn đề và có thể đưa ra quyết định tốt hơn sau khi đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện |
Brainstorm là một kỹ thuật linh hoạt và có thể được áp dụng cho hầu hết mọi vấn đề, mục tiêu mà doanh nghiệp cần giải quyết. Đây là phương pháp hợp tác nhằm tạo ra các ý tưởng trong một nhóm, mọi người chia sẻ ý tưởng một cách tự do để tạo ra nhiều những lựa chọn. Phương pháp này tuân theo một cách tiếp cận có cấu trúc với các kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sáng tạo, khai phá tiềm năng của mỗi người để giải quyết các vấn đề phức tạp.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Brainstorming là gì? Quy trình thực hiện brainstorming hiệu quả do Sổ Tay Tuyển Sinh sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.
Để lại một bình luận